Mô hình phụ nữ bảo vệ môi trường khu dân cư

Xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè là địa phương có đông đồng bào Khmer, được Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cầu Kè và Trung tâm công nghệ - thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chọn để xây dựng mô hình "Phụ nữ phân loại rác và bảo vệ môi trường".

Mô hình nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp cán bộ, hội viên phụ nữ Khmer nâng cao kiến thức, phương pháp phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình, có ý thức bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch”, nhất là tiêu chí "3 sạch", gồm sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

Tặng thùng rác cho các hộ dân. Ảnh: Nguyễn Tân

Để triển khai mô hình “Phụ nữ phân loại rác và bảo vệ môi trường”, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tổ chức tập huấn về mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt khu dân cư cho hơn 100 hộ gia đình người dân tộc Khmer ở địa phương. Theo đó, hướng dẫn bà con các ứng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất, tuyên truyền về tác hại và ảnh hưởng của rác thải đến với môi trường và sức khỏe, sự tiện dụng và tác hại lâu dài của túi nilon, hướng dẫn việc phân loại rác thải và xử lý rác thải sinh hoạt và các loại rác khác trong gia đình. Huyện còn hỗ trợ 200 thùng chứa rác sinh hoạt cho các hộ gia đình, để không phát tán rác thải ra môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cảnh quan môi trường ở nông thôn.

Thùng chứa rác lắp đặt của hộ dân ở xã Hòa Tân. Ảnh: Nguyễn Tân

Bà Thạch Thị Sa Rết, ấp Chông Nô 2, cho biết: “Lúc trước gia đình tôi chứa rác thải bằng các vật dụng có sẵn trong gia đình không hợp vệ sinh, nay được hỗ trợ 2 thùng chứa rác gia đình, tôi phân loại một thùng chứa rác khô, một thùng thì chứa rác ướt để xử lý, tôi thấy rất sạch sẽ”.

Phụ nữ Cầu Kè quét dọn đường làng ngõ xóm. Ảnh: baomoi.com.vn

Việc thực hiện mô hình còn nhằm mục tiêu nâng cao năng lực bảo vệ môi trường của cộng đồng để ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng sinh kế bền vững cho người nghèo ở vùng nông thôn. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc ứng xử thân thiện với môi trường; tuyên truyền ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do con người và tác động tự nhiên gây ra; trang bị những kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư tại địa phương. Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, nhất là tiêu chí “3 sạch” là sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

Từ thành công ban đầu trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đưa các chương trình và dự án về tới tất cả các ấp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân tiến tới xây dựng xã nông thôn mới.
Nguyễn Tân
Giữ rừng từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường
Giữ rừng từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường

Những năm gần đây, nhờ triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới ven sông Đà, tỉnh Lai Châu đã có thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. Người dân đã gắn quyền lợi của bản thân với bảo vệ và phát triển rừng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN