Làm giàu từ mô hình trồng cam

Thành công với mô hình trồng cam sành và cam soàn, gia đình anh Lê Văn Việt ở ấp Hòa Thới, xã Hòa Lộc, tỉnh Bến Tre, đã vươn lên làm giàu nhờ chịu khó làm ăn và biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

 

Trước kia gia đình anh Việt chỉ có 2 công đất trồng mía, hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2000, sau khi tham quan mô hình trồng cam và thấy hiệu quả, anh Việt đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cam sành, đến nay, gia đình anh đã có 14 năm kinh nghiệm trồng cam.


Ban đầu trồng cam sành cũng không mấy thuận lợi. Khi gia đình thu hoạch vụ đầu tiên thì bị nước ngập, cây cam chết khá nhiều. Không nản lòng, vợ chồng anh Việt đã quyết tâm làm lại. Nhờ tìm hiểu kỹ về kỹ thuật trồng cam ở vùng trũng, anh Việt đã rút kinh nghiệm, đắp bờ bao quanh vườn, làm hệ thống tiêu thoát nước để chủ động tránh ngập úng cho cam. Nhờ vậy vườn cam của anh đã phát triển tốt, ổn định và cho thu hoạch cao liên tiếp trong nhiều năm liền. Có tiền, anh Việt mua thêm 17 công đất để tiếp tục mở rộng mô hình.


Theo anh Việt, cam sành là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần cây dừa và các cây trồng khác, trồng cam quan trọng là phải chủ động được bờ bao và bón phân hợp lý. Mỗi năm, trừ hết các chi phí, gia đình anh thu về khoảng trên 500 triệu đồng. Những năm được mùa có thể thu hoạch tới trên 18 tấn cam cả vườn, thu về gần 800 triệu đồng.


Nhờ thành công từ mô hình trồng cam sành, gia đình anh Việt đã nuôi con ăn học thành đạt và xây được ngôi nhà khang trang.


PV (Theo Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre)

Quyết chí hướng thiện, vươn lên làm giàu
Quyết chí hướng thiện, vươn lên làm giàu

Ngẫm lại quá khứ với bao "thành tích bất hảo" vào tù ra khám tới 6 lần, tổng thời gian trong trại giam gần 20 năm, anh Ngô Xuân Tiến (sinh năm 1972, trú tại số nhà 38/107 đường 19/5, phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định) cảm thấy "gai người"...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN