Kinh nghiệm bảo quản ngô quy mô nông hộ (tiếp theo)

+ Bước 4 “Làm sạch và phân loại”: Ngô sau khi tẽ cần được làm sạch và loại bỏ các hạt kẹ, hạt sứt vỡ và các tạp chất khác, có thể sàng bằng tay.

+ Bước 5 “Bảo quản ngô”: Để hạn chế tỷ lệ tổn thất trong bảo quản, phải có dụng cụ bảo quản thích hợp: Các thùng chứa có nắp kín (chum, vại, thùng...). Kho bảo quản phải khô, sạch, không có mùi lạ, có thể dùng bao nhựa, bao đay hoặc bao tơ dứa. Nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng, không bị ẩm dột, có mái che mưa, có biện pháp phòng chống sâu mọt, chuột, được vệ sinh và phun thuốc phòng trừ côn trùng hại kho. Ngô đưa vào bảo quản phải đạt các tiêu chuẩn khô, sạch và có phân loại.

- Bảo quản ngô bắp: Sau khi được làm khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao, lớp trong là túi nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao dứa tơ. Các loại bao đều được buộc chặt. Xếp các bao ngô ở nơi khô ráo, có sàn cao cách mặt đất trên 10 cm và cách tường vách trên 30 cm, thoáng đãng, không bị ẩm mốc.

- Bảo quản ngô hạt thương phẩm: Bảo quản trong chum, vại, thùng có nắp kín hoặc bao nhựa buộc kín miệng. Bảo quản trong vựa 2 lòng bằng phên hoặc cót. Giữa 2 lớp phên cót là trấu khô sạch, nền vựa được lót trấu sạch dày hơn 20 cm. Lớp trấu được phủ 2 lớp phên, cót hoặc bao tải, giữa 2 lượt phên, cót, bao tải là lớp vôi cục dày trên 5 cm, bảo quản ngô ở nơi thoáng mát, không ẩm dột.

XM (theo TTKNQG)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN