Giỗ sống - lễ báo hiếu độc đáo của người dân huyện Minh Hóa

Giỗ sống - lễ báo hiếu của người dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình) có từ lâu đời. Theo thời gian phong tục càng được người dân nơi đây gìn giữ và coi đó là nét đẹp ít nơi nào có được. Đó là dịp để báo hiếu công ơn sinh thành của ba mẹ và là dịp để con cháu sum vầy bên nhau sau một năm trời bươn chải làm ăn, phát triển kinh tế...


Tục giỗ sống theo người dân nơi đây thì được bắt nguồn từ chuyện dân gian có từ lâu đời. Ngày x ưa, có một gia đ ình quan lang ở vùng Minh Hóa có đứa con trai lười nhác, chẳng chịu làm ăn. Khi có vợ con nhưng vẫn giữ bản tính cũ không chịu thay đổi. Ông quan lang dù th ương con nhưng muốn con nên người, liền bắt ng ười con phải lên rừng tự lập nghiệp . D ù ngoài mặt là vậy nhưng bên trong người cha vẫn nhớ thương và ngày ngày âm thầm theo d õi bí mật giúp đỡ những lúc con trai khó khăn . Cuộc sống tự lập đầy vất vả, không có cái ăn và biết là không thể nhờ cậy được cha mẹ được nữa nên người con trai cùng vợ phải tự giác lao động, sản xuất .

Cuộc sống ngày càng khấm khá, có của ăn của để, người con trai mới hiểu ra và nhớ đến công ơn sinh thành của ba mẹ. Nhờ ba mẹ khuyên răn mới có ngày hôm nay. Sau bao ngày suy nghĩ, dịp tết năm đó, ng ười con làm mâm cỗ gồm: cơm tẻ, xôi nếp, péng r ò ( bánh gói bằng nếp dẻo, hình vuông, mỗi bề 10cm, không nhân luộc kĩ. Péng rò được xem là món ăn đặc trưng ngày tết n ơi đây . V ới người dân Minh Hoa nếu không có bánh này th ì không phải là Tết) gánh đến mời ba mẹ thưởng thức coi như là việc làm báo hiếu, cảm ơn công ơn sinh thành, nuôi dạy của ba mẹ. Từ đó, câu chuyện về cách báo hiếu hay và độc đáo này được người dân ở huyện Minh Hóa học và làm theo. Theo họ, đó là mâm cỗ giỗ sống khi ba mẹ đang đương còn trên dương thế. Từ đó, cứ hằng năm con cái ai đã lập gia đình dù là trai hay gái, dù xa, hay gần nếu còn có mẹ, có ba thì trước ngày tr ước tết cổ truyền đều cố gắng làm được một mâ m cỗ báo hiếu để gánh đến nhà mời ba mẹ thưởng thức .

Tiến sỹ sử học Nguyễn Khắc Thái chia sẽ: Giỗ sống là một tập tục đẹp của người Việt cổ xưa. Con cái trong gia đình làm mâm c ơm gọi là lễ bạc l òng thành coi nh ư là báo hiếu, ghi nhận công ơn dưỡng dục sinh thành của bố mẹ, ông bà, người lớn tuổi. Tuy nhiên, dấu ấn thời gian đ ã làm cho tập tục đẹp và ý nghĩa này bị phai nhạt và mất hắn. Ng ười dân ở huyện Minh Hóa hiện c òn l ưu giữ được tập tục này là một điều đáng qu ý, đáng trân trọng. Tuy nhiên, giỗ sống phải được tiến hành thế nào để phô bày được chất văn hóa, văn minh, phô bày được cái đẹp chứ đừng sa vào sự lạc hậu, mê tín di đoan cũng là điều đáng quan tâm.

Theo ông Đinh Thanh Dự , Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì tục giỗ sống là con cái nấu thức ăn đóng lại thành gánh đem về cho ông bà, cha mẹ đương sống ăn, vừa báo hiếu vừa mừng thọ. T hức ăn ở đây phải gánh chứ không bưng . Tục giỗ sống thường bắt đầu từ tháng 12 (âm lịch ) . Mâm cỗ được làm không nặng tính hình thức, ai có nhiều làm nhiều, ai có ít thì làm ít. Điều quan trọng là tấm lòng thành của con cái dâng lên các bậc sinh thành quanh năm vất vả làm lụng nuôi các con tr ưởng thành . Tuy nhiên, mâm cơm phải tươm tất, những người con giỏi giang phải biết chọn được những món ba mẹ thích ăn để báo hiếu cha mẹ, chứ đến khi về với tổ tiên th ì muốn báo hiếu cũng không được . Ngày nay, mâm cỗ không bị quy định cứng nhắc mà th ường gồm những món ăn g ắ n liến với cuộc sống hằng ngày, những món ăn do chính tay người con nấu. Các món thường là: xôi, thịt, cá, bánh, rượu, những món mà ba mẹ thích ăn.

Ông Đinh Văn Thanh ( xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa) cho biết, trường hợp con cái có nhà cửa ở quá xa thì có thể mua thực phẩm về nhà ba mẹ để nấu cỗ cũng được. Chuyện gánh cỗ đến giỗ sống ba mẹ không ai bắt buộc cả miễn là thuận tiện, không cứng nhắc theo quy định nhưng vẫn thể hiện rõ tấm lòng thành của con cái. Tuy nhiên, người dân ở huyện Minh Hóa, ai cũng muốn được làm cỗ tại nhà mình rồi gánh đến, bưng lên mời ba mẹ một cách trang trọng nhất đúng với lễ nghi báo hiếu của vùng quê.

Tục giỗ sống là một nét văn hóa đẹp của đồng bào huyện Minh Hóa. Người dân ở đây luôn coi đó là một nét đẹp ứng xử, là một phần thước đo đạo đức của cá nhân trong cộng đồng làng x ã mình. Có lẽ chính vì vậy, mà dù nhịp sống có nhiều đổi thay song trong ý thức mỗi người dân nơi đây luôn coi đó là một phần giá trị truyền thống tốt đẹp, lâu đời cần được bảo tồn, lưu giữ và phát huy.



Thanh Hương-Hà Châu

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN