Đề xuất điều chỉnh chính sách đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, JICA đã có nhiều dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo ở Việt Nam, trong đó có dự án "Hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực phát triển nông nghiệp và nông thôn có sự tham gia của người dân để giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên" được thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2014 tại huyện Mang Yang (Gia Lai). Dự án này đang triển khai thực hiện có kết quả tại 2 xã Kon Thụp và Lơ Pang.

Sáng 26/6, tại thành phố Plâycu (Gia Lai) đã diễn ra Hội thảo chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên, do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức.


Theo đánh giá của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hiện cả nước hiện có 62 huyện nghèo. Từ nhiều năm nay, bà con ở các huyện nghèo đã được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước với những hiệu quả rõ rệt và thiết thực, nhất là Chương trình 134 giải quyết nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, Chương trình 135 đã có hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...


Các chính sách trên đã hỗ trợ kịp thời phát triển sản xuất, góp phần giúp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống đã làm thay đổi diện mạo ở các vùng nông thôn. Riêng 5 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng) đã có hàng trăm ngàn hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của bà con đã có bước tiến đáng kể.


Tuy nhiên, hiện nay có một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số không còn phù hợp với thực tế, ảnh hưởng đến tiến độ giảm nghèo bền vững. Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và nêu lên những bất cập về chính sách hỗ trợ hiện hành, cần sửa đổi và bổ sung theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập bền vững, giúp hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo như: tăng mức kinh phí trong việc hỗ trợ khoán, bảo vệ rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.


Đối với những hộ nghèo nhận khoán bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng ở các buôn làng dân tộc vùng giáp biên nếu không tự túc được lương thực thì nên trợ cấp gạo 15kg/người/tháng. Ngoài ra, các đại biểu còn đề xuất tăng mức hỗ trợ trên các lĩnh vực khác như khai hoang phục hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngắn ngày sang dài ngày, hỗ trợ lãi suất.... Thay đổi cách hỗ trợ gắn liền với nâng cao năng lực phát triển sản xuất cho người dân (đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng mô hình).


Văn Thông

Tạo nguồn phát triển đảng ở vùng đồng bào dân tộc

Theo ông Hoàng Thế Hùng, Bí thư Huyện ủy huyện Văn Bàn, Lào Cai: Tuy không còn thôn, bản trắng đảng viên, nhưng nguy cơ “tái ghép”, “tái trắng” đảng viên và chi bộ khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa thời gian tới là rất lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN