Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hằng năm tỉnh Kiên Giang có khoảng 4.600 người dân tộc thiểu số, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer, tham gia học nghề tập trung ở các trình độ cao đẳng, trung cấp nghề và học nghề.

Sau khi tốt nghiệp, đã có hơn 3.000 lao động được giải quyết việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện cuộc sống trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Giờ thực hành kỹ thuật của sinh viên cơ khí.

Cùng với đó, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề được tỉnh chú trọng, quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, cơ sở đào tạo nghề bố trí ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để tạo điều kiện cho con em học nghề thuận tiện. Các ngành nghề đào tạo bao gồm: Kỹ thuật xây dựng, bảo vệ thực vật, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, sửa chữa và lắp ráp máy tính, thú y, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ điện nông thôn, kế toán doanh nghiệp, văn thư hành chính… Ngoài việc thực hiện học bổng chính sách, các chế độ ưu đãi khác và miễn, giảm học phí cho học sinh theo đúng quy định của Chính phủ, các trường dạy nghề còn vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ, tiếp sức đến trường cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Hướng dẫn học viên thực hành trên máy tính tại Trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.

Trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang tập trung nâng cao năng lực và chất lượng hệ thống giáo dục nghề nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số; tăng quy mô đào tạo gắn với đầu tư cho các trường nghề dân tộc nội trú; đào tạo nghề gắn kết với doanh nghiệp và thị trường lao động. Cụ thể như tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu du lịch… ký kết, hợp tác đào tạo những ngành nghề phù hợp và giải quyết việc làm. Bên cạnh đó đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu sản xuất của từng địa phương, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và thu nhập cho đồng bào dân tộc Khmer; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Chính phủ trong đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Bài và ảnh: Lê Huy
“Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ nào quản lý sẽ do Chính phủ quyết định”
“Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ nào quản lý sẽ do Chính phủ quyết định”

Chiều ngày 17/6, tại buổi thông tin báo chí 6 tháng đầu năm 2016 của ngành lao động, thương binh xã hội, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan cho biết: Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ nào quản lý sẽ do Chính phủ phân công, quyết định.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN