Chiêng Xam - Tết Thanh minh của người Thái

Tết Chiêng Xam - Tết Thanh minh của đồng bào dân tộc Thái trắng được tổ chức theo từng gia đình, tùy vào điều kiện mỗi nhà mà tổ chức to, nhỏ khác nhau.

Ông Lò Văn Sum, bản Mạ, xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết, đây là dịp để anh em, con cháu, họ hàng và cả những khách phương xa hiểu thêm về phong tục, văn hóa của dân tộc Thái.

Bài trí bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết Thanh minh.

Theo đồng bào dân tộc Thái trắng, trước ngày mùng 3/3 âm lịch, anh em họ hàng, con cháu đều lên mộ người thân để tảo mộ, dọn dẹp, sửa sang sạch đẹp mời ông bà đón Tết. Dân tộc Thái trắng cho rằng, nếu ngôi mộ của gia đình có nhiều cây cỏ mọc lên thì gia đình và họ hàng nhà ấy sẽ làm ăn rất phát đạt.

Cúng và thắp hương cho con chó đá trước mộ và mèo đá sau mộ để chúng canh giữ sự bình yên cho mồ mả.

Ngôi mộ ấy sẽ không cần phải dọn dẹp, để nguyên cho đến khi thành ụ mối, như vậy càng thêm giàu có. Mộ của người Thái thường được đắp bằng đất, đá. Trước mộ có để một hòn đá tượng trưng cho con chó; phía sau cũng để một hòn đá tượng trưng cho con mèo. Bà con cúng và thắp hương cho cả hai con vật này để chúng canh giữ sự bình yên cho mồ mả.

Mang lễ ra mộ để mời tổ tiên ăn Tết.

Rót canh, rượu, nước mời ông bà, tổ tiên.

Sau khi hoàn thành những lễ nghi cần thiết, các thành viên trong gia đình trở về nhà cùng ngồi quây quần bên mâm cỗ cùng chia sẻ những chuyện vui buồn, những việc làm được trong cuộc sống, cũng như những dự định trong tương lai.
 
Bài và ảnh: Minh Phúc/Báo Tin Tức
Chuyện ở rể của người Thái ở Lai Châu
Chuyện ở rể của người Thái ở Lai Châu

Dân tộc Thái ở tỉnh miền núi Lai Châu, ở rể được tính từ khi một chàng trai trưởng thành cảm mến một cô gái, xin sang ở và được đồng ý cho ở lại nhà cô gái đó...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN