82,74% dân số được dùng nước hợp vệ sinh

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thời gian qua tỉnh Cao Bằng đã ưu tiên lồng ghép nhiều nguồn vốn để xây dựng các công trình nước sinh hoạt nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn; giúp người dân từ bỏ dần thói quen sinh hoạt, tập quán dùng nguồn nước chưa hợp vệ sinh.


Đến nay, tỷ lệ dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 82,74%. Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước theo Quy chuẩn Việt Nam 02: 2009/BYT của Bộ Y tế là 48,42%.


Toàn tỉnh có 27,14% gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; 11,49% hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh; tỷ lệ các trường học có đủ nước sinh hoạt và có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 42,09%; tỷ lệ các trạm y tế xã có đủ nước sinh hoạt và có nhà tiêu hợp vệ sinh 67,84%.

 

KT

Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng
Với đặc thù phần lớn là diện tích đất đồi rừng, những năm trở lại đây, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo. Hướng đi này đã và đang giúp cuộc sống của người dân từng bước đổi thay.
Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm huyện trồng mới rừng được từ 1.800 ha đến 2.200 ha rừng, chủ yếu là các loại cây mỡ, keo, lát, xoan. Năm 2014, huyện Ba Bể tiếp tục triển khai trồng mới 1.800 ha. Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng trong tháng 6, Ban Quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện và Ban Quản lý dự án Vườn quốc gia Ba Bể đã chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cây giống: mỡ, keo, lát, xoan sẵn sàng cấp cho bà con.
Một số địa phương phát triển mạnh kinh tế đồi rừng như: xã Mỹ Phương, Hà Hiệu, Chu Hương, Yến Dương… Ở xã Chu Hương, hiện nay, riêng diện tích rừng mỡ trồng mới từ năm 2010 đến nay đã có tới hàng nghìn ha, nhiều hộ gia đình ở các thôn: Bản Lùng, Bản Xả, Đon Dài… bước đầu đã có thu nhập từ những cây gỗ mỡ, xoan.
Phát triển kinh tế đồi rừng đang là hướng đi tích cực cho người dân ở huyện Ba Bể, tuy nhiên khó khăn của nhiều thôn, bản hiện nay đang phát triển mạnh kinh tế đồi rừng là đường đi lại khó khăn, công sức vận chuyển có nơi sức người không thể làm xuể. BT

Hua La khát nước sạch từng ngày
Hua La khát nước sạch từng ngày

Cách thành phố Sơn La chỉ gần 5 km nhưng hầu hết người dân ở xã Hua La đều không có nguồn nước sạch để dùng. Nguồn nước duy nhất của người dân là từ các “mó nước” trên núi xuống hoặc sử dụng nước giếng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN