Nông dân Khmer ứng phó với hạn, mặn

Nơi nào thiếu nước sản xuất lúa sẽ chuyển đổi sang các cây trồng khác như ngô, lạc và một số cây màu khác, đó là một trong các giải pháp ứng phó với hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Với phương châm này, vụ sản xuất cây màu đông xuân 2015 - 2016, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải (Trà V inh) đã kết hợp cùng Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải đưa về trồng thử nghiệm thành công giống cây đậu bắp Nhật Bản trên diện tích 15 ha và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Để cho bà con nắm rõ kỹ thuật và quy trình trồng giống cây đậu bắp Nhật Bản mới, công ty đã tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân thực hiện mô hình theo từng thời điểm phát triển của cây.

Thu hoạch đậu bắp Nhật Bản ở xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải (Trà Vinh).

Các hộ nông dân trồng đậu bắp Nhật Bản cho biết: Do nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới, nên không ít hộ nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây đậu bắp Nhật Bản. Đây là một loại cây trồng ngắn ngày, rất thích hợp với vùng đất ở địa phương, khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, thích ứng với nhiều mùa vụ cũng như các vùng sinh thái khác nhau do tính năng chịu được phèn mặn, thời gian sinh trưởng từ 60 - 70 ngày, cho năng suất cao. Sau khi gieo hạt đến 45 ngày là bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài trong 30 ngày.

Vụ sản xuất vừa rồi anh Sơn Phước, người dân tộc Khmer ở ấp Thốt Lốt, xã Ngũ lạc, huyện Duyên Hải đã trồng giống đậu bắp Nhật Bản trên diện tích 3.000 m2 đất đã cho năng suất trên 1,5 tấn trái/1.000 m2, với giá bao tiêu 5.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, cho lãi hơn 7,8 triệu đồng/1.000 m2. Sản phẩm của gia đình anh được công ty bao tiêu trọn gói.

Đậu bắp được bao tiêu toàn bộ, giá cả cao cho lãi nhiều hơn các loại cây màu khác.

Anh Sơn Phước cho biết: “Trước đây, tôi trồng các loại cây màu khác, đây là vụ đầu tiên tôi chuyển sang trồng giống đậu bắp Nhật Bản, tôi thấy giống đậu bắp Nhật Bản này rất dễ, hiệu quả cao hơn các giống cây màu khác”.

Hiệu quả từ giống đậu bắp Nhật Bản trong giải pháp ứng phó với hạn, mặn trên vùng đất ở xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải đã bổ sung thêm một đối tượng cây trồng mới cho người trồng màu ven biển tỉnh Trà Vinh.
Bài và ảnh: Nguyễn Tân
Mặn sẽ xâm nhập sâu vào sông Đồng Nai
Mặn sẽ xâm nhập sâu vào sông Đồng Nai

Mùa khô 2015 - 2016, mặn xâm nhập vào sâu vùng hạ lưu sông Đồng Nai và nặng nhất từ trước đến nay. Từ nay đến đầu tháng 4/2016, thời tiết vẫn nắng nóng, ít mưa, nước trên các sông, suối tiếp tục cạn kiệt nên mặn sẽ xâm nhập sâu, độ mặn cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN