Ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cán bộ dân số tuyến cơ sở phổ biến nội dung mô hình can thiệp dân số đến đồng bào vùng cao. Ảnh: Quang Duy/TTXVN

Tại Thừa Thiên - Huế, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thường xảy ra ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, nơi có đông đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu... sinh sống. Trong 8 tháng của năm 2016, ở hai địa phương này đã có 23 trường hợp tảo hôn, trong đó huyện A Lưới có 11 trường hợp. Nguyên nhân của tình trạng này là do phong tục, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao nên hiểu biết về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn hạn chế.

Để giảm thiểu nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ ký cam kết không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tổ chức các hội thảo, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt nhóm để cung cấp thông tin, kiến thức về việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình; nguy cơ, hậu quả của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; tuyên truyền về kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản những người vị thành niên, thanh niên; đưa nội dung dân số - kế hoạch hóa gia đình trong đó có cam kết không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào Hương ước làng, thôn, bản văn hóa, tiêu chuẩn gia đình văn hoá...

Riêng huyện A Lưới, từ năm 2013 - 2017 đã thực hiện Đề án "Ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, định hướng đến năm 2020". Với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản đẩy lùi nạn tảo hôn và không còn hôn nhân cận huyết thống, ngoài việc tuyên truyền, huyện A Lưới còn đôn đốc các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp tảo hôn để xử lý theo quy định của pháp luật; huyện đã phát động, xây dựng khu dân cư không có hộ sinh con thứ 3 và không có tảo hôn. A Lưới cũng xây dựng mô hình "Câu lạc bộ tiền hôn nhân" ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ đã giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hậu quả của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để điều chỉnh hành vi của mình. Nhờ vậy mà số trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã giảm đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2013 có 43 trường hợp, năm 2014 có 33 trường hợp và năm 2015 có 30 trường hợp; về hôn nhân cận huyết năm 2011 có 5 trường hợp và năm 2015 có 1 trường hợp.

Theo đánh giá, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Thừa Thiên - Huế có giảm nhưng chưa bền vững, vì vậy, đòi hỏi sự vào cuộc hơn nữa của cả hệ thống chính trị và quan trọng hơn cả là phải thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân. Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đang triển khai xây dựng mô hình điểm thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số" giai đoạn từ năm 2016 - 2020.

Tường Vi (TTXVN)
Người lưu giữ văn hóa “óc Eo”
Người lưu giữ văn hóa “óc Eo”

Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ tại phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, ông Tạ Hòa Thọ, 57 tuổi, người được nhiều dân “trong nghề” chơi đồ cổ miền Tây phong tặng danh hiệu chủ “Kho báu Óc Eo” nói vui “…ông mà đến trễ 30 phút nữa là tôi đi mất, vậy là tôi có duyên với ông rồi đó…”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN