Khó mấy cũng nuôi con ăn học

Do hoàn cảnh khó khăn, năm 1998, gia đình anh Ma Ly Pao và chị Cư Thị Giao, dân tộc Mông, phải rời huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, để vào thôn Cư Dhắt, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, Đắk Lắk định cư. Gia đình anh Pao đông con, nhưng chỉ có 2 sào ruộng lúa và hơn 2 ha đất trồng sắn và ngô. Thu nhập mỗi năm khoảng hơn 40 triệu đồng.

 

Cháu Ma Thị Dợ, học lớp 6 trường THCS Cư Drăm (con thứ 5 của anh Pao) trên đường đến trường.


Không vì hoàn cảnh mà anh Pao để các con thất học. Hiện nay, 6 đứa con của anh Pao có 2 cháu học cao đẳng, 4 cháu sau đang học THPT, THCS và tiểu học. Các cháu đều học tốt và chăm ngoan.


Thu nhập của gia đình anh Pao chỉ dựa vào mùa vụ nhưng hiện nay mỗi tháng, anh Pao phải lo khoản tiền 3 triệu đồng gửi cho 2 con đang học ở thành phố Buôn Ma Thuột để trả tiền thuê nhà, mua thức ăn và 2 triệu đồng cho 2 đứa con đang trọ học ở gần trường THPT Trần Hưng Đạo và trường THCS Cư Drăm (cách nhà hơn 20 km). Tuy khó khăn, thiếu thốn, nhưng được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông cho vay ưu đãi 30 triệu đồng, vợ chồng anh Pao vẫn lo được cho các con cắp sách đến trường.


Anh Pao tâm sự: “Trước đây, vì hoàn cảnh gia đình nghèo, trường học lại ở xa, nên cả hai vợ chồng đều không được đi học. Bây giờ, gia đình vẫn còn nghèo, nhưng vợ chồng tôi phải cố gắng làm nương, làm rẫy, lấy gạo cho con ăn đi học. Thấy các con vượt khó, quyết tâm học tập, nên dù khó khăn, vất vả tôi cũng sẽ cho các cháu học đến nơi, đến chốn”.


Thương bố mẹ nên các con của anh Pao đều ngoan, chăm học và tiết kiệm. Những hôm được nghỉ học, các em về nhà để giúp đỡ bố mẹ làm nương rẫy và việc nhà.


Bài, ảnh: Tùng Lâm

Đồng bào vui Tết Độc lập
Đồng bào vui Tết Độc lập

Theo phong tục của tổ tiên, đồng bào Mông ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La chỉ ăn Tết một lần vào dịp cuối năm, nhưng kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, đồng bào nơi đây đã có thêm một cái Tết mới - đó là Tết Độc lập mừng Quốc khánh 2/9.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN