Hình tượng rồng trong văn hóa Khmer

Rồng trong tiếng Khmer là "Neak". Đây là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của Phật giáo Khmer. Hình tượng rồng rất gần gũi với với sự tích của đức Phật và cũng là biểu trưng của mưa thuận gió hòa.


 

Trước khi đi tu người ta được gọi là “Neak” nhằm để tưởng nhớ đến rồng.

 

Hoa đăng được trang trí theo hình dáng rồng.

 

Hoa văn được điêu khắc bằng hình tượng rồng một cách đặc sắc.

 

Người Khmer tin rằng, rồng là loài có sức mạnh, nhiều quyền năng, có thể biến hóa thành người hoặc những loài vật khác nếu muốn. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có một con rồng có duyên với Phật pháp, rất muốn được đi tu.

 

Tuy nhiên, luật đạo không cho phép các loài vật đi tu, nên rồng đã tự biến mình thành người để vào tu trong chùa. Một hôm khi nghỉ trưa, “vị sư rồng” đã vô tình hiện nguyên hình và bị phát giác. Đức Phật đã cấm không cho “vị sư rồng” tiếp tục tu nữa. Rồng đành ngậm ngùi chấp nhận, nhưng đã cầu xin Đức Phật rằng: Từ nay trở đi bất kỳ ai đi tu, thì trước khi thực hiện lễ nghi mặc cà sa để thành chư tăng, sẽ được gọi là "Neak" (rồng), nhằm an ủi phần nào về sự không toại nguyện của rồng.


 

Chiếc ghe ngo mang hình tượng con rồng tượng trưng cho sự hùng mạnh của cộng đồng.

Rồng trong văn hóa của người Khmer có phong cách khác biệt so với hình tượng rồng của các dân tộc khác. Đôi khi rồng được biểu hiện với những cặp mắt rất lạ, hoặc những chiếc vẩy khác thường, thậm chí có cả chân.


Dựa trên các bức vẽ hoặc các tác phẩm điêu khắc, người ta thấy hình tượng rồng của người Khmer thường có một đầu, ba đầu, năm đầu, bảy đầu hoặc chín đầu.


Hồng Thia

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN