Đổi đời nhờ trồng lúa thơm ST5

Từ những hộ khó khăn, hộ nghèo, sau vài năm trồng lúa thơm Sóc Trăng (ST), nhiều hộ nông dân Khmer ở Sóc Trăng đã vươn lên trở thành tỷ phú. Những ngôi biệt thự trị giá hàng tỷ đồng mọc lên, thay cho nhà lá tre nứa ngày nào. Điển hình trong những phum sóc Khmer tại Sóc Trăng vươn lên giàu nhờ sản xuất giống lúa ST, mà chủ lực là giống lúa ST5 theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, chính là ấp Trà Ông (xã Viên Bình, huyện Trần Đề).

 

Những ngôi biệt thự hàng tỷ đồng của đồng bào Khmer ấp Trà Ông nhờ lúa ST5.


Hiện ấp Trà Ông đã thành lập Hợp tác xã 1/5, với trên 700 hộ tham gia trồng lúa ST5. Ông Huỳnh Ký, một hộ dân có diện tích canh tác lúa đặc sản ST5 tương đối lớn trong Hợp tác xã 1/5, cho biết: "Vụ vừa rồi, toàn bộ 15 ha đất của gia đình tôi đều làm giống lúa ST5, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, toàn bộ diện tích lúa của các xã viên đều được ký hợp đồng bao tiêu, đến ngày thu hoạch các công ty lương thực đến tận ruộng thu mua, nên nông dân không phải lo đầu ra”.


ST5 là giống lúa đặc sản của Sóc Trăng, chất lượng gạo thơm, mềm cơm, khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt. Năng suất lúa bình quân đạt trên 8 tấn/ha, được thương lái mua với giá cao hơn lúa thường từ 2.000 đến 2.500 đồng/kg. Thu nhập từ sản xuất giống lúa ST5 cao hơn lúa thường từ 6-8 triệu đồng/ha. Bước đầu, mô hình cánh đồng mẫu lớn, với chủ lực là giống lúa ST5, đã tạo được sự liên kết tốt giữa nông dân với nông dân và giữa nông dân với các doanh nghiệp thu mua. Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa giữa nông dân với các doanh nghiệp đã góp phần tăng thu nhập cho nông dân.


Từ hơn chục nghìn ha gieo trồng năm 2010, đến nay, diện tích lúa đặc sản ở Sóc Trăng đã tăng lên trên 80.000 ha, trong đó giống lúa thơm Sóc Trăng (ST) đã chiếm 31.000 ha. Hiệu quả mang lại từ lúa ST tại những cánh đồng mẫu lớn đã được khẳng định.


Bài và ảnh: Chanh Đa

Làm giàu nhờ biết học hỏi kinh nghiệm sản xuất
Làm giàu nhờ biết học hỏi kinh nghiệm sản xuất

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư mở rộng diện tích, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gia đình ông Chang Sray Đơ (ảnh), ở ấp Sóc Tranh 3, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành đã trở thành hộ khá giả của xã.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN