Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào

Cả nước hiện có 56 tỉnh, thành, với tổng số 463 huyện và 5.453 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sống thành cộng đồng làng, bản, phum, sóc. Với 53 dân tộc khác nhau (không kể dân tộc Kinh), tổng dân số dân tộc thiểu số khoảng gần 12 triệu người, (bằng 1,3 triệu hộ), chiếm trên 14,4% dân số cả nước.

 

Đồng bào sống chủ yếu dựa vào nông, lâm và ngư nghiệp. Nguồn thu nhập phi nông nghiệp rất hạn chế, vì thế đất canh tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ.

 

Hỗ trợ đất sản xuất để đồng bào tăng gia, sản xuất.


Những năm qua từ nhiều nguồn quỹ, đất Chính phủ và các địa phương đã giải quyết đất ở và đất sản xuất cho các hộ đồng bào, thông qua các chính sách như: 132, 134, 74, 33, 755… Hàng trăm dự án, đề án của UBND các tỉnh đã được ban hành, nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Các chương trình và chính sách trên đã góp phần ổn định cuộc sống, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kết quả, tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn đã giảm xuống còn trên 45%.

 

Tận dụng những vùng đất dốc chia cho đồng bào để trồng những loại cây phù hợp.

 

Có đất sản xuất, đồng bào đã đầu tư trồng cây công nghiệp cho thu nhập cao.

 

Kinh tế gia đình được ổn định.

 

 


Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đã đề ra do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hiện vẫn còn khoảng gần 300.000 hộ đồng bào thiếu và không có đất ở, đất sản xuất.

 

Hỗ trợ đất ở tập trung cho đồng bào để thuận lợi cho việc bảo đảm an sinh xã hội cũng như đầu tư các hạng mục điện, đường, trường, trạm.

 

 

Hỗ trợ đất ở để đồng bào an cư.


Để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào hiệu quả hơn, ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, khi xem xét, sửa đổi Luật Đất đai năm 2003, cần sửa đổi, bổ sung Điều 10 với các nội dung, quy định có tính nguyên tắc về bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể, Nhà nước có chính sách bảo đảm đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không có hoặc thiếu đất sản xuất. Nghiêm cấm việc đầu cơ, mua bán, bao chiếm đất đai trong vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới…


Minh Phúc

Bất cập trong giao đất, giao rừng-Bài 1: Tranh chấp đất rừng
Bất cập trong giao đất, giao rừng-Bài 1: Tranh chấp đất rừng

Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất rừng giữa người dân và các công ty lâm nghiệp diễn ra phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Để giải quyết vấn đề này, việc giao đất giao rừng phải làm sao để người dân không bị biến thành lao động làm thuê. Nói cách khác, họ phải là “người chủ thực sự” của rừng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN