09:09 26/09/2014

Chuyến thăm của Thủ tướng Modi nâng cao quan hệ Ấn-Mỹ

Thủ tướng Modi mô tả Mỹ là “đối tác quan trọng” của Ấn Độ và tin rằng chuyến thăm này sẽ đánh dấu một chương mới trong quan hệ chiến lược song phương Ấn-Mỹ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu chuyến thăm Mỹ trong 5 ngày (từ 26-30/9) để dự kỳ họp 69 của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tiến hành cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Barack Obama. Phát biểu trước khi lên chuyên cơ rời New Delhi chiều 25/9, Thủ tướng Modi mô tả Mỹ là “đối tác quan trọng” của Ấn Độ và tin rằng chuyến thăm này sẽ đánh dấu một chương mới trong quan hệ chiến lược song phương Ấn-Mỹ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu chuyến thăm Mỹ  và tiến hành cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Barack Obama.


Truyền thông Ấn Độ cho biết, trong chuyến thăm, Thủ tướng Modi sẽ tìm cách “chỉnh sửa” quan hệ với Mỹ sau bất đồng ngoại giao nổi lên năm ngoái do vụ Phó Tổng lãnh sự nước này tại New York bị bắt và thuyết phục các công ty Mỹ rằng Ấn Độ là nơi mở cửa cho các nhà đầu tư, kinh doanh. Trong cuộc gặp cấp cao lần đầu tiên với Tổng thống Brack Obama, Thủ tướng Modi sẽ bàn cách thức nâng quan hệ Ấn-Mỹ lên một mức mới vì lợi ích của hai nước, cũng như của thế giới.

Ông nói “Tôi sẽ thảo luận với Tổng thống Obama cách thức sử dụng sức mạnh của tất cả những lĩnh vực mà hai bên cùng chia sẻ và cùng xây dựng cho đến nay để đưa quan hệ song phương lên một mức cao mới vì lợi ích của hai nước và vì sự nghiệp của thế giới. Tôi tin rằng chuyến thăm sẽ đánh dấu sự khởi đầu một chương mới trong quan hệ đối tác chiến lược Ấn-Mỹ”.

Ông Modi đánh giá Mỹ là đối tác quan trọng đối với sự phát triển của Ấn Độ, đặc biệt giàu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, kỹ năng, nghiên cứu, công nghệ, sáng tạo...

Chương trình nghị sự của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Obama dự kiến tập trung vào quan hệ đối tác quốc phòng-an ninh, hợp tác trong
lĩnh vực năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo, tăng cường quan hệ kinh tế-đầu tư và vấn đề chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, hy vọng lớn nhất của chuyến thăm là việc mở rộng quan hệ Đối tác quốc phòng, không chỉ thiết lập các liên doanh cùng sản xuất thiết bị, mà còn chia sẻ những vấn đề liên quan đến khu vực Tây Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Thủ tướng Modi có khả năng sẽ nêu quan ngại của Ấn Độ về Dự luật nhập cư của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghệ thông tin (IT) của Ấn Độ nếu nó được thông qua nguyên bản như hiện nay. Theo Luật S 744 về nhập cư, Mỹ sẽ kiểm soát nghiêm ngặt và thu phí cao đối với loại visa H-1B và L1 được cấp cho các kỹ sư trong lĩnh vực dịch vụ IT quốc tế và sẽ tạo nên sân chơi không công bằng. Chuyến thăm của ông Modi cũng được kỳ vọng sẽ loại bỏ bất đồng về quyền sở hữu tri thức (Intellectual Property Right-IPR), đặc biệt trong ngành công nghiệp dược phẩm.

Tuy nhiên, hy vọng lớn nhất của chuyến thăm là việc mở rộng quan hệ Đối tác quốc phòng, không chỉ thiết lập các liên doanh cùng sản xuất thiết bị, mà còn chia sẻ những vấn đề liên quan đến khu vực Tây Á, Đông Á và Đông Nam Á. Nhu cầu năng lượng của Ấn Độ gia tăng từng ngày và Thủ tướng Modi sẽ nỗ lực để tìm kiếm thêm năng lượng từ Washington, trong đó sẽ thiết lập đối tác trong năng lượng Mặt Trời, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng và khí từ đá phiến của nước này.

Nhu cầu năng lượng của Ấn Độ gia tăng từng ngày và Thủ tướng Modi sẽ nỗ lực để tìm kiếm thêm năng lượng từ Washington, trong đó sẽ thiết lập đối tác trong năng lượng Mặt Trời, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng và khí từ đá phiến của nước này. Ông Modi và ông Obma sẽ thảo luận về Luật trách nhiệm hạt nhân dân sự của Ấn Độ và cách thức giải quyết những mối quan ngại của công ty hạt nhân Westinghouse của Mỹ khi họ xuất khẩu thiết bị hạt nhân dân sự tới Ấn Độ.

Về phần mình, Mỹ quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm tại Ấn Độ, trong đó có việc xây dựng các chuỗi chế biến thực phẩm đông lạnh. Mỹ quan tâm đầu tư vào các khu công nghiệp, làm sạch nguồn nước, quản lý nước và sản xuất năng lượng từ chất thải thuộc các dự án xây dựng “thành phố
thông minh” của Ấn Độ, do Thủ tướng Modi phát động.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy các công ty Mỹ quan tâm tới chiến dịch làm sạch môi trường của Thủ tướng Modi. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ 5,6 tỷ USD năm 1990 lên khoảng 120 tỷ USD năm 2013, song tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế vẫn rất lớn. Cơ quan nghiên cứu Gateway House có trụ sở tại thành phố Mumbai cho rằng kim ngạch thương mại song phương Ấn-Mỹ có thể lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030 nếu hai bên nỗ lực khai thác tiềm năng.

Tiến sĩ Raja Mohan, Chuyên viên đặc biệt tại Viện nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) Ấn Độ nhận định: Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Modi sẽ rất quan trọng
trong việc xác định khuynh hướng quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn xuyên suốt nhiệm kỳ của Chính phủ Liên minh dân chủ quốc gia (NDA).

Mặc dù hiện đang vướng mắc nhiều khó khăn, song Mỹ vẫn là thế lực nổi trỗi nhất thế giới về cả kinh tế lẫn quân sự. Mỹ tiếp tục dẫn đầu các thế chế điều hành toàn cầu - từ Liên hợp quốc đến các thể chế tài chính-và dẫn đầu trong việc thiết lập những nguyên tắc toàn cầu mới.


Minh Lý (P/V TTXVN tại New Delhi)