Tại sao người Serbia trẻ "dị ứng" với EU?

Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy, 51% thanh niên ở CH Serbia không ủng hộ việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) bởi sự thất vọng vào lời hứa của các chính khách đến tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

Dòng chữ viết trên tường có nghĩa: “Gia nhập EU – không bao giờ”. Ảnh: Die Welt

Người ta vẫn cho rằng người lớn tuổi có quan điểm bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa hơn lớp trẻ, nhất lại ở Serbia, nơi thế hệ già đã từng tham gia các cuộc chiến ở Nam Tư trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Chính vì thế mà kết quả của cuộc thăm dò do Viện Nghiên cứu châu Âu ở Beograd rất gây sốc – những người trẻ tuổi hoa ra lại có tâm lý chán ghét EU.

Có tới 51% thanh niên từ 18 đến 29 tuổi muốn CH Serbia, ứng cử viên gia nhập EU, từ bỏ tiến trình hội nhập. Thế hệ lớn tuổi hơn thì ngược lại, 2/3 những người trên 30 tuổi ủng hộ việc Serbia trở thành thành viên EU. Còn các kết quả khác không gây sốc: 80% người dân Serbia phản đối công nhận nền độc lập của Kosovo, 82% phản đối Serbia gia nhập NATO. Phần lớn người Serbia coi Nga là người bạn tốt nhất và Croatia là kẻ thù tàn bạo nhất.

Tại sao ở Serbia lớp trẻ lại phản đối EU? Có phải họ cởi mở hơn đối với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa? Hay đơn giản là họ thất vọng nhiều hơn so với người lớn tuổi về những lời hứa suông về tương lai tốt đẹp sau khi gia nhập EU?

Theo tờ Die Welt (Đức), một trong những nguyên nhân là nạn tham nhũng và lạm quyền. Sau khi Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic bị lật đổ trong cuộc nổi dậy của dân chúng thì tất cả các nội các sau đó của Serbia đều ủng hộ việc gia nhập EU, ít nhất là về mặt hình thức. Tuy nhiên, kết quả đạt được rất ít: Serbia cho đến nay vẫn đang trong giai đoạn đầu của các cuộc thương lượng phức tạp về việc gia nhập EU. Còn nạn tham nhũng và lạm quyền thì vẫn như xưa.
 
Sự khó khăn của nền kinh tế đặc biệt tác động tới thanh niên - tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ lên tới 43%. Mà đây mới là con số chính thức vốn bị coi là đã được tô hồng. Hơn nữ, trong những năm gần đây đã xuất hiện một loạt điểm yếu của EU – một thực thể được người Serbia tôn là thiên đường trong thời gian rất dài. Tại Serbia lời xì vào về „sự tan rã EU“ bắt đầu được lan truyền.


Cũng có những thanh niên dị ứng với EU vì lý do khác. Chẳng hạn họ cho rằng quá nhiều „tối hậu thư“ được đưa ra gắn với việc Serbia gia nhập EU, trong đó có điều kiện công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập. Họ muốn có đồng minh mạnh như Nga và Trung Quốc chứ không phải EU. Một số người Serbia trẻ tuổi hoài nghi về „kỷ nguyên vàng“ sau khi gia nhập EU bởi họ thấy chính các nước thành viên EU cũng còn đối mặt với nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Một nguyên nhân nữa khiến thanh niên ở Serbia không mặn mà với EU là qua internet họ có được nhiều thông tin về các mặt tiêu cực của Liên minh châu Âu.

Trần Quang Vinh (P/v TTXVN tại châu Âu)
Có thể tới cuối năm 2019 Anh mới rời khỏi EU
Có thể tới cuối năm 2019 Anh mới rời khỏi EU

Quá trình đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit có thể phải đến cuối năm 2019 mới được hoàn tất do ảnh hưởng của một số yếu tố khó khăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN