Người Hong Kong thọ nhất

5 năm trước, người Hong Kong (Hồng Công, Trung Quốc) đã soán ngôi đứng đầu thế giới về tuổi thọ của Nhật Bản và trong năm 2012 này, lịch sử đã lặp lại.

 

Tích cực tham gia hoạt động xã hội cũng là một nhân tố giúp người Hong Kong sống thọ.

 

Theo thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản ngày 26/7, do trận động đất lịch sử năm 2011 và tỉ lệ tự sát tăng cao, tuổi thọ bình quân của phụ nữ nước này đã giảm xuống mức 85,9 tuổi, thấp hơn tuổi thọ bình quân của phụ nữ Hong Kong (86,7 tuổi, tăng 1,1 tuổi so với năm 2007).

 

Đối với nam giới, trong khi tuổi thọ trung bình của nam giới Hong Kong là 80,5 tuổi (tăng 1 tuổi so với năm 2007) thì tuổi thọ trung bình của đàn ông Nhật Bản chỉ là 79,44 tuổi.

 

Vì thế, Hong Kong đã thực sự soán ngôi Nhật Bản trở thành nơi mà người dân sống thọ nhất thế giới.

 

Nguyên nhân được nhiều người đưa ra là nhờ chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của vùng lãnh thổ này cao và đến được với mọi tầng lớp dân chúng.

 

Báo cáo về nam giới và nữ giới của Hong Kong vừa được cơ quan thống kê đặc khu đưa ra ngày 26/7 cũng cho thấy, cùng với sự cải thiện không ngừng về dịch vụ chăm sóc y tế và người dân ngày càng quan tâm tới sức khỏe, người dân Hong Kong đã sống thọ hơn trước rất nhiều.

 

Tuy nhiên, tuổi thọ của người dân Hong Kong gia tăng đồng nghĩa với tỉ lệ người già trong dân số đặc khu ngày một lớn.

 

Theo Trợ lý Giáo sư Chung Kiếm Hoa thuộc Khoa Xã hội học, Đại học Công nghệ Hong Kong, người dân đặc khu ngày càng sống thọ và vấn đề lão hóa dân số đã sớm được cảnh bảo, nhưng vẫn chưa thấy phía chính quyền chuẩn bị.

 

Hiện nay, Hong Kong có 1,2 triệu người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) và 1/6 trong số đó được lĩnh tiền trợ cấp từ Chương trình Trợ giúp Bảo đảm xã hội tổng hợp, 40% sống trong các căn hộ của chính quyền xây cho thuê hoặc bán (giá rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường).

 

Tuy nhiên, hiện có tới hơn 60% người cao tuổi Hong Kong không có lương hưu, nên cuộc sống của họ thiếu sự bảo đảm, phải sống dựa vào tiền trợ cấp của chính quyền (dân gian gọi là “tiền hoa quả”), mỗi tháng được 1.090 HKD.

 

Tháng 10 tới, nếu Hội đồng Lập pháp thông qua kế hoạch của tân Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh nêu ra hôm 16/7 vừa qua, số “tiền hoa quả” mà người cao tuổi Hồng Công nhận được hàng tháng sẽ tăng gấp đôi, lên 2.200 HKD (khoảng 283 USD).

 

 

Tin, ảnh: Hà Ngọc (P/v TTXVN tại Hong Kong)

Sướng như người già ở Hong Kong
Sướng như người già ở Hong Kong

Người cao tuổi không chỉ là “kho” kinh nghiệm sống quý báu, mà còn là điểm tựa của gia đình và xã hội. Chăm lo, quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của người cao tuổi vì thế là bổn phận và trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN