Khi giới trẻ Bỉ sáng tạo lại ngày Valentine

Không giống như những người lớn tuổi thường coi ngày 14/2 là thi vị và thiêng liêng, giới trẻ Bỉ đang xa lánh ngày Lễ Tình nhân.

Chú thích ảnh
Ngoài khía cạnh thương mại, ngày Lễ Tình nhân được hầu hết những người trẻ tuổi ở Bỉ coi là lỗi thời. Ảnh : Photonews

"Chỉ số tình yêu Mastercard" rất rõ ràng: khi ngày Lễ Tình nhân đến gần, trong 10 năm, chi tiêu của người Bỉ đã tăng gần gấp ba lần. Thực tế vào năm 2020, họ đã chi khoảng 79,5 triệu euro cho các giao dịch mua hàng dành riêng cho ngày này so với 26,7 triệu vào năm 2011.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin cho các Tổ chức Người tiêu dùng Bỉ (CRIOC), vào năm 2012, bốn trong số năm người Bỉ không tổ chức Lễ Tình nhân. Những người trẻ tuổi (20 - 35 tuổi) cũng không ngoại lệ. Giữa sự phát triển của các mối quan hệ giữa các cá nhân, các tập tục và sự ra đời của công nghệ, những người ở độ tuổi 20 - 35 đôi khi coi lễ kỷ niệm này đã lỗi thời hoặc hết sức đáng yêu. Nhưng nếu các bạn trẻ không móc hầu bao để lấy lòng người mình yêu thì biết làm sao?

"Không có gì đặc biệt. Đó chỉ đơn giản là cơ hội để ăn một bữa ăn nhẹ và mở một chai rượu vang với người yêu của tôi", Caroline, 31 tuổi, nói. Và đây chắc chắn là điều chủ yếu thu hút các cặp đôi thuộc thế hệ mới: những khoảnh khắc chất lượng dành cho tình yêu hơn là những hộp sôcôla, hoa hay trang sức.

Theo Alexandra Balikdjian, chuyên gia về tâm lý làm việc và tiêu dùng thuộc Đại học Tự do Brussels (ULB), quan niệm “quà tặng” theo truyền thống mang giá trị biểu tượng cao. Nó phản ánh kiến ​​thức chúng ta có về đối tác của mình. Cụ thể hơn, tặng quà cho nhau thể hiện sự trao đổi tinh tế giữa hai cá nhân, mà theo nhà nghiên cứu, đây là một giao dịch có ý nghĩa trong bối cảnh của một mối quan hệ lãng mạn.

Trên thực tế, các nhà phân phối, biển hiệu cửa hàng hay thậm chí là cửa sổ nhuốm màu đỏ… trong tháng Hai, nhiều chỉ báo màu xanh lá cây mời gọi người ta rút thẻ tín dụng. Và tình trạng dư thừa thương mại này đè nặng lên thế hệ trẻ.

Điều đó đặc biệt đúng đối với Aliénor, 23 tuổi, nhận thức được những vấn đề môi trường hiện tại, cô giải thích: "Phim ảnh, sách, cửa hàng ... đó là một lễ hội thương mại nữa. Và sau đó, có một khoảng cách giữa những hình ảnh xung quanh Lễ Tình nhân và sự thật".

Ngoài khía cạnh thương mại, Ngày Lễ Tình nhân được hầu hết những người trẻ tuổi coi là lỗi thời. Ví dụ, “hiệu ứng giới tính rất rõ rệt trong bữa tiệc này”, nhà nghiên cứu tâm lý Alexandra Balikdjian giải thích. Đối với những người thuộc thế hệ "bùng nổ dân số" (những người sinh từ năm 1946 đến 1964) hoặc Thế hệ X (những người sinh từ năm 1965 đến 1979), Ngày Lễ Tình nhân trên hết là ngày kỷ niệm tình yêu của đàn ông dành cho phụ nữ. Và dưới ánh sáng của cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng giữa nam và nữ, đối với thế hệ trẻ, khuôn mẫu của người yêu tặng một chiếc vòng cổ ngọc trai, hoa hồng và thanh toán hóa đơn không còn được áp dụng nữa.

Ngoài ra, các lời chỉ trích về quan điểm tiêu thụ quá mức không thể bàn cãi tương đối phổ biến hiện nay. Liệu chúng ta có thể không dùng thẻ tín dụng để truyền đạt tình yêu và sự quan tâm của mình cho người khác không? Đối với Alexandra Balikdjian, những người trong độ tuổi từ 20 đến 35 có nhiều khả năng thể hiện sự độc đáo và sử dụng các phương tiện mới để bày tỏ cảm xúc của họ.

Đối với các chuyên gia, những người trẻ tuổi ít tuân theo những áp đặt văn hóa của các nghi lễ và do đó đi chệch khỏi logic truyền thống mà người tiêu dùng thường phải mua trong các lễ hội của đạo Do Thái, Thiên chúa giáo. Loại thứ hai sẵn sàng nghiêng về xu hướng tiêu dùng mới.

Ví dụ: xu hướng "do-it-yourself" (tạm dịch là "tự làm lấy") đang gia tăng ở những người từ 20 - 35 tuổi. Tự tay làm một chiếc bánh thơm ngon, tùy chỉnh khung ảnh lưu niệm hay đơn giản là một tin nhắn trên WhatsApp đầy tế nhị dành cho nửa kia của mình... Đó là những sự quan tâm nho nhỏ ở thế hệ trẻ hiện nay, ưu tiên ý tưởng của việc trải qua một khoảnh khắc chất lượng hơn là việc mua một món đồ vụn vặt.

Alexandra Balikdjian giải thích: "Thậm chí, một số người còn biến nó thành trò đùa, tạo ra một cái gì đó vô cùng phi lý. Dù đó là tổ chức một buổi tiệc với bạn bè dành cho những người độc thân, thậm chí là tổ chức một buổi tiệc "phản" Lễ Tình nhân: có rất nhiều người trẻ tìm thấy cơ hội để thể hiện tính sáng tạo của mình.

Cuối cùng, nếu Valentine vẫn là người bảo trợ cho tình yêu lãng mạn, thì vẫn cần phải chỉ rõ rằng tình yêu là một cảm giác được thể hiện trong các mối quan hệ giữa các cá nhân – bạn bè, con cái, thú cưng  - đa dạng và phong phú. Điều mà thế hệ trẻ có lẽ đã hiểu. Về phần mình, Caroline tỏ ra trang trọng: “Cuối cùng, Ngày lễ tình nhân chưa bao giờ quan trọng trong cuộc đời tôi".

Hương Giang (P/v TTXVN tại Bỉ)
Lý do Ấn Độ muốn chuyển lễ Valentine thành ‘Ngày ôm bò’
Lý do Ấn Độ muốn chuyển lễ Valentine thành ‘Ngày ôm bò’

Trong một chiến dịch tuyên truyền mới, chính phủ Ấn Độ tuyên bố ngày 14/2 là "Ngày ôm bò", thay vì ngày lễ tình nhân Valentine như hàng năm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN