Chìm tàu, ai thoát trước?

Câu trả lời đầy bất ngờ: không phải là phụ nữ và trẻ em như lâu nay người đời vẫn nghĩ mà là... những người đàn ông.

 

Qua khảo sát 18 thảm họa hàng hải xảy ra trong thời gian từ năm 1852 đến năm 2011 liên quan đến 15.000 hành khách và thủy thủ đoàn thuộc hơn 30 quốc tịch, các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học quốc gia Thụy Điển đã chỉ ra một thực tế “phũ phàng”: thuyền trưởng và thủy thủ đoàn thường quan tâm đến sự an nguy của họ trước tiên, hành khách nam giới có tỉ lệ sống sót cao gấp đôi phụ nữ và trẻ em có cơ hội sống sót thấp nhất.

 

Thảm họa chìm tàu Titanic năm 1912. Ảnh: Internet.

Trong số 18 vụ chìm tàu được khảo sát, chỉ có 2 vụ là thảm họa Titanic năm 1912 và vụ chìm tàu Birkenhead của Anh ở Ấn Độ Dương năm 1852 là có tỉ lệ phụ nữ thoát chết cao hơn nam giới.

 

Cơ sự này được các nhà khoa học lý giải rằng, khi thuyền trưởng ra lệnh cho thủy thủ đoàn và những người đàn ông có mặt trên tàu giúp đỡ phụ nữ và trẻ em trong cơn hoạn nạn, bản thân họ có xu hướng ham sống hơn. Thêm nữa, người ta thường chỉ phục tùng mệnh lệnh khi cái giá của sự bất tuân lệnh cao hơn cái giá của sự tuân lệnh. Ví như, trong thảm họa Titanic có thông tin nói rằng những người đàn ông không thực hiện mệnh lệnh ưu tiên giải cứu phụ nữ và trẻ em của thuyền trưởng đã bị bắn.

 

A.M

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN