10:23 24/10/2012

Chuyến bay cảm tử vì tình - Kỳ cuối: Kết thúc có hậu

Nhưng hạnh phúc chẳng kéo dài được bao lâu. Khi đó ở Liên Xô, người ta không muốn thấy phụ nữ đi lại với người phương Tây. Năm 1933, Brian xin thôi việc, mua một chiếc xe tải và cùng với Jelena về Mátxcơva, nơi có đông người nên họ không bị chú ý.

Nhưng hạnh phúc chẳng kéo dài được bao lâu. Khi đó ở Liên Xô, người ta không muốn thấy phụ nữ đi lại với người phương Tây. Năm 1933, Brian xin thôi việc, mua một chiếc xe tải và cùng với Jelena về Mátxcơva, nơi có đông người nên họ không bị chú ý.

 

pTướng Lavrentij Berija - người đã cho phép Brian được đưa Jelena về Anh, kết thúc câu chuyện tình có hậu.

Trên đường đi, Jelena phải trốn giữa đống đồ đạc, vì lẽ ra họ phải xin phép mới được chuyển chỗ ở. Nhưng họ đã không xin vì biết rằng có xin cũng chẳng được. Họ bí mật tổ chức lễ cưới, khi đó Brian 32 tuổi còn Jelena 37 tuổi. Nhưng may mắn lại không đến với họ: Vì một bi kịch gia đình, Brian phải trở về Luân Đôn. Sau khi xong việc, các nhà chức trách Liên Xô không cho anh nhập cảnh nữa.


Brian van nài, nhưng vô ích. Jelena xin sang Luân Đôn du lịch nhưng không được cấp thị thực. Brian nhận việc ở Ba Tư với hy vọng mong manh là từ đó có thể đi qua biên giới Nga, nhưng rồi cũng không được. Cứ như vậy, thấm thoát đã 5 năm trôi qua. Đột nhiên, Brian nhận được thư của Jelena. Cô thất vọng viết: "Có lẽ chúng ta quên nhau đi thì tốt hơn. Em yêu anh. Nhưng không được sống cùng anh thì em cũng như đang chết dần chết mòn". Lúc đó, Brian nhận ra rằng phải tìm một cách nào đó thật quyết liệt để đến với Jelena yêu dấu.


 

Trong phiên tòa ngày 3/9/1987, Rust bị kết án 4 năm cải tạo lao động. Sau 14 tháng thụ án, Rust được ân xá và cho về Đức.

 

Đầu tháng 10/1938, Brian tới sân bay ở phía tây Luân Đôn. Anh xin học lái máy bay. Người ta nói rằng muốn có bằng phải học trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhưng rồi Grover học bay hàng ngày, học luật, học cách định vị và chỉ tới cuối tháng 10, anh đã có bằng lái máy bay. Anh dốc hết tiền mua một chiếc máy bay cũ loại nhỏ, hiệu Klemm Swallow và thuê một viên phi công cùng anh bay tới Xtốckhôm (Thụy Điển).


Ngày 13/11/1938, Brian khởi động máy và bay về phía đông. Anh bay cao trên các tầng mây, định vị bằng tấm bản đồ trong một cuốn sách giáo khoa cũ. Sau sáu giờ bay, anh vượt qua biên giới vào không phận nước Nga. Sau này anh nhớ lại: "Trời lạnh khủng khiếp trong mùa đông ở nước Nga. Tay và mặt tôi tê cóng". Anh phải đổ cà phê nóng vào đồng hồ báo xăng để cho nó khỏi đông cứng lại. Sau tám giờ bay, nhiên liệu hết sạch và ít phút sau, anh đứng trên cánh đồng, tay giơ cao trên đầu.


 

Nửa thế kỷ sau, ngày 28/5/1987, một thanh niên Đức là Mathias Rust đã lái chiếc máy bay Cessna một động cơ hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva.

 

Anh bị giải tới trại giam Lubjanka ở Mátxcơva, trụ sở của cơ quan an ninh KGB. Họ tra hỏi anh: Anh là ai, tới đây làm gì, làm việc cho ai. Brian Grover thú nhận: Anh biết là anh đã hành động phi pháp. Anh không có thị thực nhập cảnh. Sau đó, anh đưa ra những giấy tờ anh trao đổi với Sứ quán Liên Xô tại Luân Đôn để chứng minh rằng anh tới đây chỉ muốn gặp lại Jelena của mình. Ba ngày sau, một nhân viên Sứ quán Anh tới trại giam đưa cho anh xem một tập báo, tờ nào cũng viết về câu chuyện của anh. Viên phi công cùng anh tới Xtốckhôm đã kế ra mọi chuyện mà anh ta biết.


Sáu tuần lễ sau, Tòa án hình sự ở Mátxcơva mở phiên tòa xét xử anh. Ngồi trên ghế khán giả có vị đại sứ Anh, tùy viên Sứ quán và nhiều nhà báo Anh, Mỹ. Trong lời phát biểu cuối cùng, Brian Grover nói: "Tôi yêu đất nước Nga, dân tộc Nga như Jelena của tôi vậy. Tôi đã làm việc với người Nga. Trong biển cả sức lao động của người Nga có một giọt nhỏ công sức của tôi". Phiên tòa kéo dài trong ba giờ đồng hồ, sau đó ra phán quyết: Một tháng tù hoặc có thể nộp phạt với điều kiện phải rời khỏi Liên Xô và không bao giờ được phép quay lại. Việc Brian Grover làm là sai trái, nhưng nguyện vọng khao khát muốn gặp người vợ yêu quý là đáng trân trọng. Cả phiên tòa vỗ tay tán thưởng.


Grover cảm thấy nhẹ người, nhưng cũng thất vọng. Anh nghĩ, có lẽ Jelena cũng chẳng biết là anh đang ở đây. Nhưng trước khi bị trục xuất, anh được gọi ra phòng khách của trại giam. Đứng trước mặt anh là Lavrantij Berija, người sĩ quan đã trao danh hiệu "Anh hùng Liên Xô" cho anh cách đó vài năm và giờ đây là người đứng đầu cơ quan an ninh Liên Xô. Berija mỉm cười, rót vodka ra mời Grover và nói, Brian có ba ngày để rời khỏi Liên Xô, cùng với Jelena. Chẳng bao lâu nữa anh sẽ được gặp lại Jelena.


Khi Brian và Jelena về tới Luân Đôn, cả sân bay người đông như kiến. Mọi người tung hoa và chăng biểu ngữ chúc mừng hai người. Sau đó, hai vợ chồng làm lại đám cưới rồi chuyển tới Nam Phi để có thể sống trong yên bình. Hai người sống với nhau trong 58 năm, có hai con trai. Năm 1991, Jelena qua đời khi 94 tuổi. Trước khi chết, bà hỏi ông: "Brian, anh sẽ nhớ em chứ?". Ông trả lời: "Dĩ nhiên rồi, em là tất cả đối với anh!". Sau đó, bà quay đi và nói: "Em mệt và phải ngủ đây. Anh sẽ ở bên em chứ?". "Dĩ nhiên rồi". "Lời hứa danh dự chứ?", "Phải, lời hứa danh dự!". Chỉ một năm sau, Brian cũng qua đời, đi theo người vợ yêu quý của mình.

 

Vũ Long (Tập hợp từ báo chí Đức)