12:07 08/12/2012

Chợ phiên nơi ngã ba biên giới

Chợ "cửa khẩu" hay chợ "biên giới" đó là cái tên mà người dân xã Sín Thầu nói riêng và người dân huyện Mường Nhé nói chung, thường gọi.

Chợ "cửa khẩu" hay chợ "biên giới" đó là cái tên mà người dân xã Sín Thầu nói riêng và người dân huyện Mường Nhé nói chung, thường gọi. Chợ họp vào các ngày 3, 13 và 23 dương lịch hàng tháng tại khu vực cửa khẩu A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) - Long Phú (huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), để người dân 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc giao lưu, buôn bán.


Nếu như ngã ba Đông Dương thuộc địa phận huyện Pleikan (Ngọc Hồi), thị xã Kon Tum, thì A Pa Chải là ngã ba biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào và Trung Quốc. Đến cực Tây của Tổ quốc này, chúng ta còn được hòa mình trong không khí của chợ phiên "biên giới" là nơi buôn bán, giao lưu của người dân 3 nước Việt Nam - Lào và Trung Quốc.


Từ khi có chợ, cùng với hệ thống đường giao thông được mở mới, chợ biên giới này đã thu hút khá đông người dân ở khu vực biên giới và các du khách tới tham dự.

Không cần bất cứ loại giấy tờ gì, qua barie người 3 nước thoải mái đi lại mua sắm, vui chơi.

 

Chợ biên giới không chỉ là nơi giao thương, vui chơi mà còn là điểm để người dân hai nước thăm hỏi họ hàng, người thân của nhau. Trong ảnh: Một người dân Trung Quốc đang hỏi thăm người thân của mình qua ông Pờ Sí Tài ở bản Tả Kho Khừ, xã Sín Thầu.

 

Đồ rèn của người Dao rất được người Trung Quốc ưa chuộng.

 

Người Trung Quốc đến chợ chủ yếu mua sắm những mặt hàng tiêu dùng cần thiết như: xà phòng, cá khô, thuốc lá, vải vóc...

 

Mũ, nón của người Việt đắt khách ở chợ ngã ba biên giới này.

 

Phụ nữ Trung Quốc xuống chợ.

 

Người Việt mua hàng phía bên chợ Trung Quốc.

 

Sau khi mua sắm, du khách có thể thưởng thức món chân gà nướng của người Trung Quốc.

 

Và tham gia trò chơi ném bóng trúng thưởng.

 

Trọng Thủy