Thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học

Ngày 8/6, Đoàn công tác Trung ương Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN

Nội dung làm việc xoay quanh kết quả thực hiện Chỉ thị số 43 ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, cũng như việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại tỉnh Sóc Trăng.

Những năm qua, việc triển khai chính sách đối với đối tượng là người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học ở tỉnh Sóc Trăng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách và chế độ quy định hiện hành. Tỉnh Sóc Trăng hiện có hơn 2.440 đối tượng được xác nhận và hưởng chế độ hàng tháng; trong đó có hơn 1.922 người hoạt động kháng chiến, 522 người là con đẻ của người hoạt động kháng chiến.

Qua 2 năm thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các cấp Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích cho các nạn nhân bị phơi nhiễm Dioxin.

Hội đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ gần 14 tỷ đồng cho nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật.

Thông qua các nguồn quỹ, Hội đã hỗ trợ cho hàng ngàn nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin xây, sửa nhà ở, tặng dụng cụ, thiết bị sinh hoạt, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí…

Bằng nhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực, các hoạt động chăm lo cho nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin đã góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hoàn cảnh thương tâm vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên sống hòa nhập xã hội.

Tại buổi làm việc, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đánh giá cao sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng về công tác chăm lo nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin, khắc phục hậu quả chất độc hóa học do chiến tranh để lại.

Thượng tướng đề nghị tỉnh Sóc Trăng tiếp tục quan tâm chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện Chỉ thị số 43 đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với nạn nhân nhiễm chất độc Da cam/Dioxin; rà soát lại đối tượng chưa được hưởng chế độ, chính sách để xem xét, giải quyết, giúp đỡ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum chỉ đạo UBND tỉnh Sóc Trăng trao đổi cụ thể với các sở, ngành liên quan để tập huấn, thống nhất xác lập hồ sơ đối tượng; rà soát lại đối tượng để đi đến thống nhất việc thành lập cấp hội ở xã; tăng cường quan tâm, trợ giúp các nạn nhân nhưng phải chính xác, đúng đối tượng.

Hoài Thu (TTXVN)
Tuyên truyền trong công luận Pháp về thảm họa chất độc da cam tại Việt Nam
Tuyên truyền trong công luận Pháp về thảm họa chất độc da cam tại Việt Nam

Hiệp hội Collectif Vietnam Dioxine, một tổ chức tập hợp nhiều hội, đoàn của người Việt Nam tại Pháp và bạn bè Pháp đã tham gia cuộc tuần hành chiều 1/5 tại Paris do các tổ chức công đoàn Pháp phát động nhân Ngày Quốc tế Lao động, nhằm tuyên truyền về thảm họa chất độc da cam/dioxine tại Việt Nam và những hậu quả lâu dài của loại hóa chất độc hại này đối với các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN