Mượn hồ sơ của bạn để đi làm, muốn chốt sổ BHXH thì thủ tục như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Năm 2018, tôi chưa đủ tuổi đi làm công ty. Do hoàn cảnh gia đình, nên tôi có mượn hồ sơ của một bạn khác để làm hồ sơ và hợp đồng lao động. Đến năm 2022, bạn đó đi làm và bị trùng, nên tôi xin nghỉ công ty cũ. Vậy, tôi làm như thế nào để chốt được sổ bảo hiểm xã hội (BHXH)?

Chú thích ảnh
Giải quyết các thủ tục hành chính tại BHXH các tỉnh, thành.

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 50 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 và Điểm b, Khoản 1, Điều 49 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, trường hợp của bạn mượn Chứng minh nhân dân của người khác để giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) và tham gia BHXH là ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền, vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ.

Đồng thời, tại Khoản 2, Điều 51 Bộ luật Lao động có quy định: “Khi HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại”.

Vì vậy, HĐLĐ đã ký giữa bạn và công ty được coi là HĐLĐ vô hiệu. Do đó, bạn liên hệ với công ty cũ để được xử lý đối với HĐLĐ vô hiệu. Cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào kết quả xử lý HĐLĐ vô hiệu để giải quyết quyền lợi về BHXH cho bạn.

XM/Báo Tin tức
Lương hưu luôn được điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo cuộc sống
Lương hưu luôn được điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo cuộc sống

Tham gia BHXH, khi đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian tham gia, người lao động được hưởng lương hưu hằng tháng - là nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống khi về già và trong suốt thời gian nghỉ hưu được cấp thẻ BHYT miễn phí (với mức hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh) để chăm sóc sức khỏe.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN