Hưng Yên: Thủ tục nhanh gọn từ mô hình thí điểm 'một cửa' liên thông hiện đại

Giảm thời gian chờ đợi, thủ tục giải quyết nhanh gọn, không gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp... là những hiệu quả bước đầu từ việc thực hiện mô hình thí điểm "một cửa", "một cửa" liên thông hiện đại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Đây cũng là nền tảng để xây dựng nền hành chính văn minh hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng các dịch vụ hành chính công của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Mô hình thí điểm "một cửa", "một cửa" liên thông hiện đại được tỉnh Hưng Yên triển khai từ năm 2016 tại 19 cơ quan hành chính. Ảnh:TTXVN.

Mô hình thí điểm "một cửa", "một cửa" liên thông hiện đại được tỉnh Hưng Yên triển khai từ năm 2016 tại 19 cơ quan hành chính. Trong đó có 7 sở ngành (gồm: các sở Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Y tế, Tài nguyên và Môi trường); 4 huyện, thành phố (gồm: Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu và thành phố Hưng Yên) và 8 UBND xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố này.


Để thực hiện hiệu quả mô hình “một cửa”, “một cửa” liên thông hiện đại, các đơn vị đã tiến hành rà soát hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực, các văn bản đã ban hành, các thủ tục hành chính được thực hiện theo thẩm quyền. Theo đó, các đơn vị đã sắp xếp, củng cố nhân lực, cơ sở vật chất, thiết kế quy trình xử lý công việc đáp ứng yêu cầu bảo đảm bộ phận "một cửa" hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; quy trình xử lý hồ sơ, công văn được liên thông và giám sát hoạt động lẫn nhau, người dân, doanh nghiệp cũng có thể giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính.


Kết quả ban đầu thí điểm cho thấy: Việc sử dụng phần mềm vào giải quyết thủ tục hành chính cơ bản đáp ứng yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết, giảm chi phí, thời gian của tổ chức, cá nhân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính. Tại thành phố Hưng Yên, huyện Văn Lâm và các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường... đã thực hiện tốt các bước, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính.


Năm 2017, UBND tỉnh Hưng Yên tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai việc cung cấp dịch vụ công mức độ 3 và 4; đồng thời hoàn thành các nội dung của đề án bảo đảm hệ thống phần mềm được liên thông giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm. Mặt khác, tỉnh sẽ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử để triển khai đến tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cấp huyện và cấp xã, phấn đấu hoàn thành trong quý II năm 2017.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng cho biết, tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kịp thời công bố Bộ thủ tục hành chính mới để các đơn vị áp dụng; hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả.


Mai Ngoan (TTXVN)
Doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn về cải cách thủ tục hành chính thuế
Doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn về cải cách thủ tục hành chính thuế

Ngày 7/3 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN