09:10 18/09/2012

Chính phủ Ấn Độ quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 17/9, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambarm nói rằng Chính phủ sẽ tiếp tục có thêm các biện pháp củng bố tài chính vào cuối tháng 10 tới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời hy vọng Ngân hàng trung ương (RBI) sẽ có thêm các “biện pháp hỗ trợ” trong bản đánh giá chính sách tiếp theo.

Ngày 17/9, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambarm nói rằng Chính phủ sẽ tiếp tục có thêm các biện pháp củng bố tài chính vào cuối tháng 10 tới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời hy vọng Ngân hàng trung ương (RBI) sẽ có thêm các “biện pháp hỗ trợ” trong bản đánh giá chính sách tiếp theo.

Ông nói: “Tôi tin tưởng rằng từ nay đến ngày 30/10, Chính phủ sẽ tiến hành thêm một số biện pháp chính sách mở đường cho sự điều chỉnh về tài chính”.

Chính phủ Ấn Độ sẽ có thêm các biện pháp củng bố tài chính vào cuối tháng 10 tới. Ảnh Internet.


Bộ trưởng P. Chidambarm thừa nhận việc RBI quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt (CRR) 25 điểm cơ bản xuống mức 4,50% chỉ là “bước đi nhỏ” nhưng đáng hoan nghênh. Với quyết định cắt giảm tỷ lệ CRR 25 điểm cơ bản, RBI sẽ bơm vào hệ thống ngân hàng được 17.000 crore rupee (1 crore = 10 triệu).\

Trong cuộc họp đánh giá chính sách tiền tệ thường kỳ ngày 17/9, RBI vẫn giữ nguyên lãi suất, song cắt giảm CRR 25 điểm cơ bản, và mục tiêu chủ yếu được đề ra trong cuộc họp là tiếp tục chống lạm phát.

Coi các biện pháp được tiên lượng từ lâu mà Chính phủ liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) vừa đưa ra hôm 14/9 là nhằm củng cố tài chính bằng cách giảm trợ cấp nhiên liệu, bán cổ phần trong một số công ty nhà nước, mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bán lẻ, hàng không, truyền thông…, RBI nói rằng hành động chính sách của Ngân hàng Trung ương là mở đường cho những động lực phát triển và kiềm chế lạm phát ở mức tốt.

Bản đánh giá chính sách tiền tệ của RBI nhấn mạnh: “ Các biện pháp nhằm tăng FDI sẽ góp phần thu hút ngồn vốn đầu tư, thúc đẩy sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay là sức ép lạm phát ở cả lĩnh vực bán buôn và bán lẻ vẫn cao”. RBI cho biết quyết định cắt giảm tỷ lệ CRR sẽ có hiệu lực từ ngày 22/9. Sự điều tiết tỷ lệ CRR có thể thúc giục các ngân hàng giảm tỷ lệ lãi suất cho vay, qua đó sẽ góp phần cải thiện đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Minh Lý (P/v TTXVN tại Niu Đêli)