08:09 16/08/2011

Các bài thuốc từ rau má

Rau má có thể giải độc, trị ho, cầm máu, chữa say nắng, làm thuốc lợi sữa... Theo PTS Võ Văn Chi trong cuốn “Cây rau làm thuốc”, rau má là vị thuốc thông dụng. Rau má có tính mát, vị ngọt, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc, giải nhiệt, lợi tiểu.

Rau má có thể giải độc, trị ho, cầm máu, chữa say nắng, làm thuốc lợi sữa...

Theo PTS Võ Văn Chi trong cuốn “Cây rau làm thuốc”, rau má là vị thuốc thông dụng. Rau má có tính mát, vị ngọt, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc, giải nhiệt, lợi tiểu.

- Giải độc do ăn nhầm phải lá ngón, nấm độc, thạch tín, hoặc do say sắn: Dùng 250g rau má, 250g rau muống biển giã nát, hòa nước sôi uống.

- Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, băng huyết ở phụ nữ: Lấy 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, 15g lá trắc bá sao lên, sắc lấy nước uống.

- Trị ho: Giã cây tươi lấy dịch uống, hoặc sắc uống.

- Trị đau bụng kinh ở phụ nữ: Dùng rau má phơi khô làm thành bột uống, mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê bột.

- Trị đái buốt, đái rắt: Dùng rau má tươi, giã nhuyễn lấy nước cốt uống.

Trang web thuocdongduoc.vn còn tư vấn thêm một số bài thuốc trong dân gian từ rau má:

- Chữa đau bụng tiêu chảy: 10g rau má khô sao vàng, bạch biến đậu, hoắc hương, hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g, 3g sa nhân, 2g gừng tươi sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa say nắng: Lấy 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, quấy đều uống.

- Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát lấy nước uống. Nếu cho trẻ nhỏ, nên hòa chút đường hoặc mật ong cho trẻ dễ uống.

- Làm thuốc lợi sữa: Có thể ăn tươi hoặc luộc ăn, nếu luộc nên dùng cả nước luộc mới có tác dụng.

Tuy nhiên, người thường đi đại tiện lỏng thì không nên dùng nhiều vì rau má có tính hàn.

M.M