Xây dựng Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2035

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2035 và kế hoạch thực hiện 2017-2025. Quy hoạch này sẽ hoạch định và điều phối hoạt động phát triển bền vững kinh tế-xã hội biển, đảo một cách hiệu quả, theo định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam là loại quy hoạch định hướng, tập trung vào đối tượng chung là tài nguyên và môi trường biển, chú trọng đến giá trị của các hệ sinh thái biển và sự hợp lý về nhu cầu khai thác, sử dụng biển của các ngành. Hầu hết các vùng đều là vùng sử dụng đa mục tiêu, song với các mức độ ưu tiên khác nhau đối với mỗi loại hình hoạt động.  

Theo cách tiếp cận này, Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam được xây dựng dựa theo Điều 44 của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên và môi trường biển và hải đảo Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan khác sẽ dựa trên 3 nhóm tiêu chí chính để phân các vùng biển. Đó là nhóm tiêu chí về bảo vệ, bảo tồn có các sinh cảnh, hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, bãi triều, cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh, đảo, cùng với các khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, có giá trị tự nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học.

Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế có ưu thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và vị thế để phát triển các ngành kinh tế biển như dịch vụ cảng, đường thủy, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển năng lượng, công nghiệp ven bờ… Nhóm tiêu chí về quốc phòng, an ninh có vị trí chiến lược và nhu cầu bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn trên biển. 

Quy hoạch sử dụng biển hay quy hoạch không gian biển là một công cụ mới trong quản lý biển. Do đó để xây dựng quy hoạch này, các nhà quản lý, khoa học đã dày công tìm hiểu, học hỏi quy hoạch thuộc loại này từ các nước trong khu vực và thế giới. Một số phương pháp của quốc tế đã được đề xuất, lần đầu áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Các phương pháp chính được sử dụng phục vụ Quy hoạch bao gồm phân vùng chức năng biển, theo giá trị sinh thái, tài nguyên và nhu cầu sử dụng bảo vệ, bảo tồn các vùng biển.

Phân tích mâu thuẫn (giữa bảo tồn và phát triển và giữa các loại hình phát triển với nhau) bằng cách chồng chập bản đồ và lập ma trận mâu thuẫn. Phân tích thể chế quản lý biển, bao gồm chính sách, pháp luật, quy định sử dụng và việc tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng biển của các bộ, ngành, địa phương có biển. Xử lý các vùng chồng lấn trong quy hoạch phát triển các ngành kinh tế biển và quy hoạch bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường biển bằng cách chồng chập bản đồ và sắp xếp mức độ ưu tiên đối với các loại vùng.

 Nghiên cứu để lập hồ sơ các di chỉ khảo cổ dưới lòng sông, biển Việt Nam
Nghiên cứu để lập hồ sơ các di chỉ khảo cổ dưới lòng sông, biển Việt Nam

Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam Nguyễn Giang Hải cho biết, năm 2013, việc ra đời của Phòng nghiên cứu khảo cổ học dưới nước là dấu mốc quan trọng, tạo cơ sở cho các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế, trong các chương trình nghiên cứu, đào tạo, xây dựng năng lực cho ngành khảo cổ học dưới nước của Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN