Tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam

Biển Việt Nam nằm ở vị trí giao thương huyết mạch quan trọng, con đường giao lưu thương mại quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Dọc bờ biển có hơn 100 điểm xây dựng được hải cảng, đặc biệt là cảng nước sâu quy mô lớn, khả năng phát triển cảng và vận tải biển là yếu tố trội cơ bản, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Du lịch biển là ưu thế đặc biệt. Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều bãi tắm nổi tiếng với chiều dài lên đến 15 - 18 km.

Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long, hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, và đã đươc công nhận là kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh. Bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Dọc các tỉnh, thành phố có biển đều có thể phát triển ngành du lịch với quy mô khác nhau. Tiềm năng du lịch biển của nước ta không thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005 kinh tế biển đóng góp khoảng 48% GDP, năm 2007 là 49%, năm 2010 mặc dù các lĩnh vực kinh tế khác gặp khó khăn thì kinh tế biển vẫn đảm bảo tăng trưởng khá.

Các ngành kinh tế biển đóng góp lớn như: dầu khí 64%; hải sản 14%; vận tải biển và dịch vụ cảng biển 11%; du lịch biển khoảng 9%.

Các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến khai thác tài nguyên biển như đóng tàu, sửa chữa tàu biển; giao thông biển; khai thác và chế biến dầu khí; đánh bắt, chế biến thủy sản; thông tin liên lạc, du lịch… bước đầu phát triển mạnh.

Tuy nhiên, so sánh với thế giới, khai thác lợi thế từ biển của nước ta còn nhiều hạn chế, khó khăn và yếu kém. Quy mô kinh tế chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm hàng năm còn nhỏ bé. Tính trung bình trên 1 km2 biển, chúng ta mới chỉ đạt bằng 1/20 của Trung Quốc; 1/94 của Nhật Bản; 1/7 của Hàn Quốc và 1/20 kinh tế biển của thế giới.
Nhận thấy giá trị kinh tế rất lớn từ biển, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển; làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển… Bên cạnh đó là nhiều chiến lược, sách lược khác để khai thác, phát triển kinh tế biển.

N.L (Theo cuốn “Một số vấn đề trong Chiến lược biển Việt Nam” )
Vượt sóng đưa điện ra đảo Cù Lao Chàm
Vượt sóng đưa điện ra đảo Cù Lao Chàm

Hạng mục kéo cáp ngầm ra đảo Cù Lao Chàm cực kỳ phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao song các cán bộ, kỹ sư trên công trường đã khắc phục mọi khó khăn đảm bảo hoàn thành vào cuối tháng 3 này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN