"Tham vọng độc chiếm Biển Đông"

“Tham vọng độc chiếm Biển Đông” là chủ đề cuộc tọa đàm do Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông tổ chức thu hút đông đảo người dân quan tâm tại Hội sách Hà Nội năm 2015 vừa diễn ra tại Hà Nội.


Tại buổi Tọa đàm Giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Vương, nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông và Kiến trúc sư Đoàn Bắc... đã cung cấp cho khán giả nhiều chứng cứ sử học về lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, về quan điểm “dị”, “ngoại” được đề cập trong các sách cổ Trung Quốc đối với biển đảo và các lãnh thổ bên ngoài.

GS.TS Trần Ngọc Vương giao lưu với độc giả tại buổi tọa đàm.

Giáo sư Trần Ngọc Vương cho biết, các đế chế ở Trung Hoa là đế chế lục địa, quan tâm của họ đối với biển hết sức mờ nhạt, tiêu cực. Những gì gắn với biển là gắn với “ngoại”, biển là “hải ngoại” (ở bên ngoài), những quan sát của sứ giả đều là “thù vực, dị vực”, các vùng đất khác, lãnh thổ khác, ngoài Trung Hoa. Cho đến sau thế kỷ 18, Trung Quốc bị 8 quốc gia đánh phá và chia chác, các lãnh đạo của Trung Hoa dần dần ý thức rằng kinh nghiệm của thế giới hiện đại, nếu muốn trở thành quốc gia lớn, cường quốc thì tiền đề bắt buộc phải trở thành đế chế biển. Tham vọng trở thành đế chế biển của người Trung Hoa là tham vọng ra đời muộn, bị các cường quốc đi trước khống chế và cảnh giác. Từ năm 2009, Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp, cưỡng đoạt biển đảo.

Những phân tích về tình hình Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam và hành động xây dựng, mở rộng phi pháp của Trung Quốc trên các đảo, bãi đá thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, sự đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam… đã được các diễn giả trao đổi tại tọa đàm. 

Nhiều người dân quan tâm đến tọa đàm đặt câu hỏi phỏng vấn các nhà nghiên cứu về Biển Đông.

Theo Giáo sư Trần Ngọc Vương, nhìn trên bản đồ, điểm cực nam của đường lưỡi bò cách đường bờ biển trên đất liền của Trung Quốc tới hàng ngàn hải lý. Không có bất kỳ công ước quốc tế nào cho phép một quốc gia thực hiện chủ quyền biển như vậy. Việt Nam không phải là đảo quốc nhưng có tỷ lệ đường bờ biển trên diện tích lãnh thổ cao nhất thế giới. Về mặt định chế, Việt Nam là một quốc gia biển, có trên 331.000 km2 lãnh thổ. Theo cách xác định của Bộ Tài nguyên - Môi trường trước đây, nước ta có 3.260 km đường bờ biển, còn theo cách tính của Liên hợp quốc, Việt Nam có 3.440 km bờ biển. Như vậy, tính trung bình 100 km2 lãnh thổ, Việt Nam có 1 km bờ biển, đó là tỷ lệ rất cao. Chính tỷ lệ này quy định ranh giới, chủ quyền trên biển.

Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, mọi tuyên bố của Trung Quốc về hai quần đảo này đều vô nghĩa và không có giá trị.
Bài và ảnh: Chu Thanh Vân
Tư lệnh Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông
Tư lệnh Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift nhấn mạnh cam kết của Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN