Lợi thế và thách thức trong quá trình thực hiện chiến lược biển

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực trọng yếu trong chiến lược toàn cầu của các nước lớn, là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam, mà trực tiếp là kinh tế biển.


Theo TS Phùng Minh Lai, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, trong quá trình thực hiện chiến lược biển có những thuận lợi sau: Bối cảnh quốc tế và khu vực mở ra triển vọng hợp tác phát triển, đối thoại thuận lợi trong quan hệ quốc tế, nhất là khi nước ta trở thành thành viên WTO, thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, vai trò thành viên của nước ta đã được nâng lên trong APEC, ASEAN… Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực trọng yếu trong chiến lược toàn cầu của các nước lớn, là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam, mà trực tiếp là kinh tế biển.

Chúng ta đã có những công trình khoa học nghiên cứu về biển có giá trị về lý luận và thực tiễn, các nguồn tài nguyên biển và dải ven biển được xác định là khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó là những thành tựu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta giữ được mức tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua, bước đầu chúng ta đã có tích lũy. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh trên biển và các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là những nhân tố đảm bảo việc thu hút vốn đầu tư ngày càng mạnh, trong đó có thể tập trung phát triển các ngành kinh tế biển...

Kinh tế biển trong vài thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu bước đầu với tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định, kim ngạch xuất khẩu khá, cơ cấu kinh tế biển chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống dân cư ven biển từng bước được cải thiện. Nguồn nhân lực dải ven biển trẻ, khỏe, dồi dào, có ý thức và khát vọng vươn lên làm giàu bằng chính các loại nghề do biển đem lại.

Về thách thức, trình độ nghiên cứu, điều tra cơ bản, thăm dò chiều sâu để xác định trữ lượng toàn bộ của nguồn tài nguyên biển nước ta, nhất là vùng xa bờ còn hạn chế. Điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến để khai thác tài nguyên biển và dải ven bờ còn ở mức thấp, không đồng bộ quy mô khai thác nhỏ nên hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của biển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ các ngành công nghiệp khai thác biển thiếu đồng bộ, còn ở mức lạc hậu nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp, thiếu cơ chế chính sách thu hút cán bộ quản lý giỏi, chuyên gia đầu ngành, cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao. Biển và dải ven biển nước ta có điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị bão lụt, gây thiệt hại lớn đến việc sản xuất, kinh doanh các ngành kinh tế biển và đời sống cư dân ven biển. Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm nặng.

N.L (Theo cuốn “Một số vấn đề trong Chiến lược biển Việt Nam”)
Tiềm năng, cơ hội cho phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam
Tiềm năng, cơ hội cho phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam

Nước ta có bờ biển trải dài 3.260km dọc Bắc - Trung - Nam, chủ quyền bao quát hơn một triệu kilômét vuông trên vùng Biển Đông (gấp ba lần diện tích đất liền), trên biển có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, với trữ lượng hải sản lớn và phong phú, trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch gắn với biển và trên biển dồi dào…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN