Đổi mới tư duy phát triển kinh tế bờ biển

Theo định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cần đổi mới tư duy phát triển kinh tế bờ biển với các điểm nhấn sau:


- Ưu tiên xây dựng một số cứ điểm phát triển chiến lược mạnh ven biển. Những cứ điểm này là các tổ hợp phát triển lớn bao gồm: đô thị biển + cảng biển lớn + khu kinh tế mở (hay khu kinh tế tự do).

Để làm được điều này, phải thoát khỏi cách tư duy chia đều các lợi ích phát triển từ ngân sách nhà nước cho các địa phương và các nhóm lợi ích lớn phải nhất quán xuất phát từ lập trường, quan điểm phát triển về lợi ích quốc gia để nhanh chóng hình thành các đầu mối, các tọa độ đột phá lớn, phục vụ cho chiến lược quốc gia tổng thể chứ không phải vì lợi ích của từng địa phương hay lợi ích nhóm.

- Tư duy lại phương thức phát triển du lịch - nghỉ dưỡng ven biển để không xảy ra khuynh hướng tận khai thác các tài nguyên du lịch sẵn có theo phương thức dễ dãi, ngắn hạn. Đặc biệt chú ý xây dựng các trung tâm du lịch lớn tại những tọa độ có tài nguyên du lịch đặc sắc (ví dụ Hạ Long - Cát Bà, Phú Quốc - Côn Đảo - Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cần lưu ý rằng bờ biển và các bãi biển Việt Nam chính là mỏ vàng lớn, là một trong những nội dung chính yếu tạo nên khái niệm “rừng vàng, biển bạc”. Ta đang khai thác một cách phung phí, ngắn hạn mỏ vàng này và gây ra những hệ lụy dài hạn không nhỏ. Điểm yếu chính là tư duy chiến lược. Cần chú ý cách khai thác bãi biển với tư cách là một trọng tâm ưu tiên quốc gia, không để xảy ra những tranh chấp thể hiện tầm nhìn ngắn hạn, như giữa một bên là khai thác cát, khai thác ti tan với một bên là băm nát bờ biển để làm resort chỉ phục vụ một tốp người nhất định.
Đảo Sơn Ca có  “Vườn hoa Đại tướng”
Đảo Sơn Ca có “Vườn hoa Đại tướng”

Đến đảo Sơn Ca, ngoài cảm phục những người lính kiên cường trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, khách từ đất liền còn ngỡ ngàng trước vườn hoa mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhiều loài hoa đủ màu rực rỡ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN