Thị trường vùng ven sôi động

Các dự án vùng ven TP.HCM và một số tỉnh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... được dư luận cho là khá nhộn nhịp. Dù “sinh sau đẻ muộn” và buộc phải dạt ra các vùng ven để kinh doanh nên nhiều công ty đã có hướng đi riêng cho mình.

Nhiều dự án tập trung

Về Bình Dương, đi bất cứ huyện nào cũng dễ dàng nhận thấy các dự án quy hoạch khu đô thị với hàng loạt dự án BĐS đã và đang được triển khai xây dựng. Đó là Mỹ Phước 1, 2, 3 và 4 hay dự án Ecolake Mỹ Phước, diện tích 226ha, tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD.

Riêng dự án thành phố mới Bình Dương với quy mô 1.000ha được UBND tỉnh Bình Dương khởi công ngày 26/4/2010 được nhiều người quan tâm nhất. Dự án này bao gồm các hạng mục như: Trung tâm chính trị - hành chính tập trung; Khu công nghệ kỹ thuật cao; Trường Đại học quốc tế Miền Đông; Trung tâm thương mại - tài chính - ngân hàng; hạng mục văn phòng làm việc loại A, khu nhà ở cao cấp... với khả năng đáp ứng nhu cầu cho 125.000 người dân cùng 400.000 người đến học tập và làm việc tại đây. Thành phố mới Bình Dương được định hướng là nơi hội tụ, thu hút trí tuệ và phát triển công nghệ. Thành phố mới Bình Dương thuộc dự án Khu liên hiệp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự kiến từ nay đến năm 2020, tổng vốn đầu tư cho thành phố mới Bình Dương là hơn 150.000 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương sẽ được dời về thành phố mới này.

Khách hàng tham quan dự án đất nền do Kim Oanh phân phối.


Đồng Nai đang có những tín hiệu lạc quan cho thấy thị trường bất động sản (BĐS) đang sôi động, như Dự án khu đô thị Đông Sài Gòn (nằm ở xã Phú Thạnh và Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) có tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD. Giai đoạn 1 của dự án có diện tích 759ha (chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Nhơn Trạch). Rồi hàng loạt dự án khu đô thị lớn chào hàng của Tín Nghĩa, Donaland và Sonadezi như dự án “Phố Đông Biên Hòa” bao gồm khu dịch vụ, tài chính, khu căn hộ cao cấp, khách sạn... rộng 335 ha mặt trước nằm ven xa lộ Hà Nội cách TP.HCM 30km, mặt sau là nhánh sông Đồng Nai; Dự án tổ hợp sân gôn, khu nhà ở nghỉ dưỡng cao cấp “cù lao Tân Vạn” 45ha; Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng 1.170ha và khu đô thị mới Đông Sài Gòn 940ha, vừa được khởi công tại huyện Nhơn Trạch.

Giá rẻ nhưng lợi thế

Sở dĩ sức hấp dẫn của thị trường BĐS tại Bình Dương và Đồng Nai thời gian qua là do giá khá thấp so với mặt bằng giá của TP.HCM: người mua chỉ cần 200 - 400 triệu đồng là có thể sở hữu một nền đất có sổ đỏ (bằng 1/4 so với TP.HCM).


Trung thành với phân khúc này, thời gian qua Công ty CPDVTM và XD Kim Oanh luôn tạo được sự quan tâm và thu hút khá đông khách hàng bằng những sản phẩm nhà ở bình dân thuộc dự án vùng ven tại Bình Dương. Bà Đặng Thị Kim Oanh, TGĐ Kim Oanh nhìn nhận: “Bên cạnh các đất nền dự án của Bình Dương mà Kim Oanh đang phân phối, thì những dự án nhỏ lẻ có sổ đỏ luôn được khách hàng tín nhiệm. Nhiều khách hàng chọn mua vì giá mềm hơn và người mua có thể chủ động chuẩn bị thời gian xây nhà khi nắm chắc giấy tờ trong tay”.

Một điều thú vị là những sản phẩm BĐS của Kim Oanh luôn “kề vai sát cánh” cạnh các dự án hoàn chỉnh của thành phố mới Bình Dương. Vì thế, giá BĐS của Kim Oanh dù giá rẻ nhưng vẫn kết nối giao thông, thuận tiện vì nằm cạnh các dự án trung tâm.

Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của thị trường BĐS Đông Nam bộ đó là hạ tầng giao thông không đáp ứng được với hạ tầng đô thị. Dù chỉ cách TP.HCM 30-50km, nhưng giao thông từ TP.HCM về các tỉnh này là một bài toán nan giải. Từ trung tâm TP đi Bình Dương nhanh lắm cũng phải mất một tiếng rưỡi (chưa kể ùn tắc giao thông). Lưu thông về Đồng Nai còn bi kịch hơn, toàn bộ hơn 30km tuyến đường duy nhất đi từ TP.HCM về Biên Hòa luôn luôn bị kẹt cứng, trung bình phải mất từ 2-3 giờ đồng hồ. Với tình trạng giao thông yếu kém như hiện nay người dân không thể sống tại Đồng Nai mà đi làm tại TP.HCM.

Đăng Giới – Sĩ Dũng
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN