Lo ngại trục lợi từ chuyển đổi nhà thương mại

Nhiều dự án nhà ở thương mại xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội (NOXH) có tiến độ triển khai “rùa bò”, trong khi nhu cầu đối với loại nhà này ngày càng tăng cao. Nhiều ý kiến lo ngại về khả năng chủ đầu tư viện cớ xin chuyển đổi để “găm đất” đầu cơ, chờ thị trường ấm lên mới “bung hàng”.

Dự án NOXH tại 143 Trần Phú (Hà Đông) là một trong những dự án xin chuyển đổi có tiến độ chậm.


Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến hết quý 1/2014, Hà Nội có 18 dự án xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang NOXH, với khoảng 11.292 căn hộ. Trong đó, 9 dự án đã được chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi. Nhưng đến nay mới có 4 dự án đang chuyển đổi và 3 dự án trong số đó chuyển đổi rất chậm.


Cụ thể, dự án NOXH tòa nhà SDU 143 Trần Phú (quận Hà Đông) có diện tích 2.590 m2, quy mô 35 tầng, 512 căn hộ. Dù đã được chấp thuận chuyển đổi từ cả năm nay nhưng hiện dự án này mới chỉ hoàn thành phần móng được một thời gian. Nhưng tiến độ như vậy vẫn còn “nhanh hơn” dự án AZ Thăng Long (huyện Hoài Đức). Từ nhiều năm trước, khi chưa xin chuyển đổi sang NOXH, dự án này đã vấp phải nhiều vụ kiện tụng của khách hàng bởi tiến độ triển khai chậm chạp. Và dù đã được TP Hà Nội chấp thuận chuyển đổi sang NOXH từ tháng 1/2014, nhưng hiện nay dự án vẫn đang được quây tôn, bên trong cỏ mọc xanh um.


Đại diện

Cách đây 2 năm, khi thị trường BĐS đóng băng, hàng loạt các doanh nghiệp đã xếp hàng xin chuyển đổi sang NOXH theo Thông tư 02 của Bộ Xây dựng. Nếu được chuyển đổi từ nhà thương mại sang NOXH, chủ đầu tư dự án sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước, song có một thực tế là nhiều dự án tại Hà Nội mặc dù đã được chấp thuận chuyển đổi song lại chậm tiến độ.

một doanh nghiệp có dự án bị liệt vào dạng chậm tiến độ lý giải nguyên nhân là do mất thời gian xin quyết định điều chỉnh quy hoạch. “Khi chuyển đổi sang NOXH, chúng tôi phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh quy hoạch 1/500 của dự án, sau đó đợi cơ quan chức năng phê duyệt. Đây là nguyên nhân khiến dự án bị chậm tiến độ”, vị này cho biết. Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết họ vướng mắc trong các khâu thủ tục chuyển đổi khiến tốc độ triển khai chậm.


Theo ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng TP Hà Nội, chính khâu thủ tục hành chính đang gây khó cho các doanh nghiệp. Còn việc chủ đầu tư cố tình chây ỳ, chậm trễ trong triển khai dự án để giữ đất khó xảy ra.


“Về thủ tục hành chính, chủ đầu tư phải làm hai lần chứ không phải một lần. Cụ thể, theo Thông tư 02 của Bộ Xây dựng ban hành về thủ tục hành chính xin chuyển đổi, dự án phải có quyết định phê duyệt cho phép chuyển đổi, sau đó theo thông tư 16 hướng dẫn NĐ71 thì phải có tiếp một thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định”, ông Đạm cho hay. Mặc khác, tuy Thông tư 02 không yêu cầu phải phê duyệt lại quy hoạch 1/500 nếu dự án xin chuyển đổi không làm tăng diện tích xây dựng, nhưng vẫn yêu cầu phải “bảo đảm đúng tiêu chuẩn thiết kế NOXH”.


Đại diện Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Cường cho rằng, việc chậm tiến độ của các dự án NOXH có trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. “Có những khâu liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, ví dụ như xác nhận đền bù giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp không thể tự làm được”, ông Cường nói.


Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia bất động sản, động thái xin chuyển đổi sau đó “ngâm” dự án của chủ đầu tư chính là chiêu trò “găm đất”. Theo chuyên gia Nguyễn Trường Tiến, dù đã được hưởng hàng loạt ưu đãi khi chuyển đổi như được miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT, vay vốn ưu đãi nhưng nếu năng lực doanh nghiệp yếu kém thì dự án vẫn khó “hồi sinh”.


“Bản chất các dự án xin chuyển đổi là những dự án không đủ khả năng triển khai khi thị trường bất động sản đóng băng. Chủ đầu tư xin chuyển từ nhà thương mại sang nhà thu nhập thấp để hưởng ưu đãi. Không ngoại trừ khả năng đây là chiêu giữ đất để lúc thị trường ấm lên lại chuyển từ nhà thu nhập thấp sang nhà thương mại để kiếm lời”, ông Tiến nói.


Một chuyên gia xây dựng khác cho rằng, khả năng doanh nghiệp lợi dụng việc chuyển đổi để hưởng lợi từ chính sách không quá lớn bởi doanh nghiệp phải triển khai dự án thì mới được hưởng các ưu đãi, còn chưa triển khai thì cũng chưa được hưởng lợi gì nhiều. Tuy nhiên, nếu cứ để dự án treo như vậy thì sẽ lãng phí tài nguyên đất, trong khi người nghèo thì mãi chưa có nhà. Ông Vũ Ngọc Đạm cũng thừa nhận việc “ngâm” dự án quá lâu sẽ khiến chủ trương của Chính phủ mất đi giá trị. Ông Đạm cho biết, sắp tới, Sở sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ các dự án để tìm nút thắt tháo gỡ vướng mắc về chính sách. 


Tại cuộc họp với Bộ Xây dựng mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các chủ đầu tư phải cam kết về tiến độ triển khai dự án. Chủ đầu tư nào không làm tốt sẽ xem xét thu hồi. “Hà Nội sẽ lập đoàn kiểm tra liên ngành để thẩm định về mặt tiến độ, tránh tình trạng doanh nghiệp lòng vòng “câu giờ” nhằm kéo dài tiến độ”, ông Tuấn tuyên bố.



Hoàng Dương



Nhà thương mại khu ngoại giao đoàn xin chuyển nhà ở xã hội
Nhà thương mại khu ngoại giao đoàn xin chuyển nhà ở xã hội

Khu nhà ở cao tầng thương mại tại lô đất NO1-NG và NO2-NG của dự án Khu đoàn ngoại giao do Tổng công ty đầu tư Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư đang được đề xuất chuyển đổi chức năng sang thành khu nhà ở xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN