07:22 02/07/2014

Bảo vệ chủ quyền về pháp lý và ngoại giao

Bảo vệ chủ quyền về pháp lý và ngoại giao trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như thế nào?

Bảo vệ chủ quyền về pháp lý và ngoại giao trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như thế nào?

Trả lời: Điều 1 của Luật Biên giới quốc gia quy định “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng, theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về biển, Việt Nam đang xây dựng Luật về các vùng biển Việt Nam.

Trong các kỳ bầu cử, mặc dù công tác trên các đảo đá xa bờ và điều kiện đi lại còn rất hạn chế nhưng quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn đều đặt thực hiện quyền công dân của mình và tham gia các công việc chính quyền khác như bất cứ một đơn vị hành chính nào trên đất liền.
Hàng năm, quần đảo Trường Sa là nơi đón tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại diện các tổ chức xã hội cũng như hàng nghìn lượt cán bộ ra thăm và công tác trên đảo.

Đồng thời với đàm phán giải quyết về vấn đề trên biển với Trung Quốc, ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh (Campuchia), Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.

Theo cuốn Hỏi - Đáp về Biển đảo Việt Nam. NXB Thanh Niên