08:23 17/08/2011

Bạn biết gì về dậy thì sớm ở trẻ?

Hiện nay, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ (cả bé trai, bé gái) đã khiến không chỉ các bậc phụ huynh lo lắng, mà còn là vấn đề đặt ra đối với các chuyên gia dinh dưỡng...

Hiện nay, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ (cả bé trai, bé gái) đã khiến không chỉ các bậc phụ huynh lo lắng, mà còn là vấn đề đặt ra đối với các chuyên gia dinh dưỡng. Nhằm giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ dậy thì sớm cũng như cách chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ lớn lên không gặp phải tình trạng này, chúng tôi xin lược ghi lại buổi trao đổi giữa phụ huynh với Tiến sĩ (TS) Đào Huy Phong - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng về vấn đề này:

Hỏi: Thưa TS, con gái tôi mới học lớp 3 nhưng thân hình đã phổng phao như một thiếu nữ và cháu đã bắt đầu có những biểu hiện dậy thì. Tôi đang hoang mang không biết đó có phải là biểu hiện của tình trạng dậy thì sớm ở cháu hay không?
(Chị Kim Loan, 32 tuổi, ngụ Q 4)

Trả lời: Trước kia, tuổi dậy thì thông thường là 11-13 tuổi ở các em gái và khoảng 14-16 tuổi ở các em trai (nữ thập tam, nam thập lục). Qua một vài thập niên cho đến nay, tuổi dậy thì đã giảm đi chút ít, đến sớm hơn đặc biệt là ở những nước giàu và phát triển. Khi dậy thì, các em trai có biểu hiện như cơ bắp nở nang, có ria mép, vỡ giọng, dương vật phát triển nhanh và có hiện tượng xuất tinh. Còn ở những bé gái thì ngực nảy nở, núm vú phát triển, sẫm màu và bắt đầu hành kinh. Tuy nhiên, khi các em có những biểu trên ở tuổi 8 - 9 thì có thể là dậy thì sớm. Tác động của dậy thì sớm đến sức khỏe lâu dài rất quan trọng, vì vậy khi trẻ có những biểu hiện này và để khẳng định chính xác, phụ huynh nên thể đưa con đi gặp BS nội tiết để khám và có hướng xử lý.


Hỏi: Xin cho biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ?

(Chị Ngọc Anh, Q9)


Trả lời: Dậy thì sớm được cho là chịu tác động của một số yếu tố trong đó có di truyền, môi trường sống, trọng lượng cơ thể và thói quen vận động, chế độ dinh dưỡng của trẻ, thậm chí cả chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong lúc còn đang mang thai. Hiện nay, nhiều chất hóa học gây ô nhiễm môi trường, nhiễm trong thực phẩm bị cáo buộc làm sai lệch cơ chế hoạt động của các hoóc môn. Các chất như bisphenol, phtalate đã được tìm thấy trong nhiều mẫu bao bì thực phẩm, núm vú cho trẻ sơ sinh, bao bì thực phẩm, chai nhựa, đồ chơi trẻ em… cũng có thể là thủ phạm tham gia gây dậy thì sớm. Việc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm thịt bị nhiễm hoóc môn tăng trưởng, béo phì ở trẻ, thai phụ hút thuốc trong lúc mang bầu cũng được khẳng định liên quan đến hiện tượng này. Hoặc xem tivi và chơi game nhiều làm giảm lượng melatonin trên não, thậm chí chế độ ăn bất hợp lý, giàu năng lượng cùng với việc lạm dụng thuốc bổ cũng là nhân tố làm dậy thì sớm. Tuy nhiên, một số ca dậy thì sớm thường được cho là bệnh lý thường gặp ở một số bệnh liên quan đến não như u não, động kinh, u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận… Và cũng có những trường hợp không rõ nguyên nhân.


Hỏi: Dậy thì sớm ở trẻ gây ra những hậu quả gì?

(Chị Phan Hồng Lan, mẹ bé Ti, Q8)


Trả lời: Thông thường, tỉ lệ dậy thì sớm ở các em gái cao hơn hẳn các em trai. Dậy thì sớm gây mất cân bằng giữa tốc độ phát triển cơ thể và tốc độ hoàn thiện tâm sinh lý, gây xáo trộn lớn trong tâm lý của các em. Khi thấy con mình có một ngoại hình vượt trội hơn hẳn so với các bạn cùng lứa, một số phụ huynh tỏ ra mừng mà chưa thấy rõ được những hậu quả khôn lường về sau. Ban đầu trẻ có tốc độ phát triển ngoại hình vượt trội nhưng lại có nguy cơ thấp lùn so với các bạn cùng lứa khi đến tuổi trưởng thành do các sụn ở đầu xương đóng kín khiến chiều cao của trẻ không thể phát triển thêm nữa. Những thay đổi trên cơ thể sẽ làm cho trẻ cảm thấy ngại ngùng và lo lắng khi trẻ bắt đầu so sánh bản thân mình với các bạn đồng trang lứa về các vấn đề sinh lý. Từ đó dẫn đến sự thay đổi về cảm xúc và tính khí thất thường, có những biểu hiện đan xen lẫn lộn giữa phấn khởi, giận hờn, khó chịu, trầm cảm. Nguy hiểm hơn, về mặt sinh lý nếu không được quan tâm đúng mức trẻ có thể sớm bước vào đời sống tình dục một cách thiếu kiểm soát, tăng nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở các bé gái, thậm chí có xu hướng phát triển lệch lạc giới tính sau này. Và một điều nữa là, nạn nạo phá thai ở độ tuổi này ngày càng gia tăng trên đà báo động khi các em chưa ý thức được những mối nguy của việc mình đang làm.

Hỏi: Chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng thế nào cho hợp lý đối với những trẻ dậy thì sớm?
(Chị Thảo Trang, 28 tuổi, Q. Bình Thạnh)

Sữa I AM MOTHER KID, giải pháp dinh dưỡng tốt nhất
cho trẻ từ 1-15 tuổi

Được bổ sung công thức KI-180 (Pluskids Calcium) là một loại nguyên liệu hỗ trợ tăng trưởng – được Viện Nghiên cứu thực phẩm Hàn quốc cấp bằng sáng chế, bao gồm: Canxi rong biển, chiết xuất rong tiểu câu và bột sữa non kết hợp với các loại thảo dược giúp hỗ trợ quá trình tăng trưởng của xương, gia tăng hoóc môn tăng trưởng, làm chậm lại quá trình dậy thì trước khi xương bản tăng trưởng liền nhau do dậy thì sớm, đồng thời kích thích hoạt động của tế bào sụn, giúp trẻ em cao hơn mà tuyệt đối an toàn. Sản phẩm nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc. Quản lý hạn sử dụng nghiêm ngặt bằng cách dập nổi hạn dùng dưới đáy lon sữa.

Trả lời: Xuất phát từ các nguyên nhân gây dậy thì sớm như đã nói trên, một chế độ dinh dưỡng hài hoà luôn là tiền đề cho mọi sự phát triển cân bằng và bền vững sức khỏe của các em, qua đó hạn chế được các nguy cơ dậy thì sớm từ con đường ăn uống. Tâm lý các bà mẹ hiện nay hay “dồn toàn lực” vào bồi bổ cho các em ngay từ những năm tháng đầu đời với lượng đạm (thịt, cá) quá nhiều cùng các loại thuốc bổ đông, bổ tây khác nhau… dẫn đến việc ngộ độc dinh dưỡng ở trẻ. Các em có thể phản ứng lại bằng cách biếng ăn, hoặc gây béo phì nhanh chóng, một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm. Hoàn toàn nên hạn chế cho trẻ sử dụng sớm các thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhanh chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, những loại thực phẩm có chứa chất bảo quản, chứa nhiều chất tạo màu tạo vị… gây ngộ độc thực phẩm một các từ từ. Một số hóa chất trong các loại thực phẩm này có thể gây dễ cốt hóa xương sớm, kích thích tiết hoóc môn giới tính. Cần xây dựng một chế độ ăn khoa học đảm bảo đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng, nhiều rau củ quả và khuyến khích trẻ năng vận động để kích thích chiều cao phát triển tối đa. Đây cũng là giai đoạn xây dựng cho các em một thói quen dinh dưỡng lành mạnh sẽ đi theo các em suốt cuộc đời. Song song đó, khi chọn sữa phụ huynh không chỉ nên chú ý đến những dưỡng chất cho trí não, tăng cường sức đề kháng từ những vitamin, tăng cường chiều cao từ canxi mà cần tìm kiếm những sản phẩm có những dưỡng chất hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng dậy thì sớm.

NQ