Ưng biển - ‘lính mới’ trong đội Marine One của Obama

Năm mới 2013, phi đội trực thăng “Marine One” của Tổng thống Barack Obama sẽ đón nhận thành viên mới, một chiếc 14 V-22 Ospreys. Ưng biển thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 1989 và bất chấp những vụ tai nạn làm hàng chục binh sĩ Mỹ thiệt mạng, nó vẫn được nhiều tướng lĩnh cao cấp, giờ đây là cả Tổng thống Barack Obama, tin dùng như là một trong những chiếc máy bay an toàn nhất.


Hiện nay, nhà sản xuất đã bổ sung một số cải tiến với V-22 để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới của chiếc trực thăng này: chở người đứng đầu nước Mỹ trong những chặng bay ngắn và cơ động.


Osprey là máy bay đa năng với khả năng cất cánh thẳng đứng như trực thăng nhưng di chuyển với vận tốc của máy bay chiến đấu và hạ cánh trên đường băng như các máy bay phản lực thông thường.


Với tốc độ di chuyển nhanh, chúng được xem là loại máy bay phù hợp để triển khai quân cũng như tham gia tấn công ở nhiều chiến trường khác nhau.


Nó có thể chở 32.500 lít nhiên liệu và bay nhanh gấp hai lần trực thăng Sea Knight.


9080 kg hàng hóa hoặc 24 binh sĩ có thể vừa trong khoang này.


V-22 Osprey có khả năng gấp gọn 2 cánh quạt nên là loại máy bay tiết kiệm diện tích bậc nhất trên các tàu sân bay.


Chi phí nghiên cứu và phát triển hệ thống phức tạp trên "Ưng biển" khiến mỗi chiếc có giá tới 100 triệu USD.


Các cảm biến này báo động cho phi công của V-22 Osprey bất cứ mối đe dọa nào đang tới và cho phép họ đáp trả từ khoang lái.


Đầy đủ các thiết bị điện tử hỗ trợ phi công, từ bản đồ màu kỹ thuật số, va li chiến tranh để nhận diện tên lửa đối phương cho đến hệ thống radar, tia laser...


Tuy vậy, “Ưng biển” cũng bị chỉ trích là thiếu trang bị để chiến đấu, một chiếc V-22 hiện có lựa chọn mang theo súng máy M240 này, một khẩu Gatling 7,62 ly.


Một vấn đề nữa của V-22 là hệ thống dẫn chất lỏng bằng titan có thể xọ sát vào các dây khác, gây cháy nổ. Đây chính là nguyên nhân của vụ tai nạn năm 2000 khiến 5 lính thủy đánh bộ thiệt mạng, nhưng vấn đề này hiện đã được khắc phục.


"Ưng biển" có khả năng tự động xoay cánh quạt và dùng lực nâng của 2 cánh chính để hạ cánh an toàn như máy bay phản lực thông thường trong khi các trực thăng khác vẫn phải quay cánh quạt trong lúc hạ cánh.


Với những thế mạnh của mình, mỗi giờ bay V-22 tiêu tốn của quân đội Mỹ 10.000 USD trong khi Sea Knight chỉ mất 4.600 USD.


Bất chấp chi phí cao và nhiều chỉ trích, quân đội Canada và Các tiểu vương quốc Ả rập đang xem xét trang bị loại máy bay này trong năm 2013.


Thu Hằng

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN