Thả cá chép Tết ông Công, ông Táo cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường

Sau khi cúng lễ ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), nhiều người có thói quen thả cá tiễn ông Công ông Táo về trời, đồng thời đổ luôn tro hóa vàng, chân hương xuống sông hồ, gây ô nhiễm.

Hồ Tây là nơi nhiều người chọn thả cá, đổ tro hóa vàng, khiến ngày ông Công, ông Táo môi trường nơi đây bị ô nhiễm nặng. Bà Phan Thị Kim Anh, Chủ tịch Hội phụ nữ phường Bưởi (Tây Hồ) cho biết: "Đến tầm trưa, do gió thổi theo hướng Nam đẩy khá nhiều tàn tro về phía ven hồ. Tôi đã báo cáo lãnh đạo phường và quận để thu dọn và có hướng giải quyết kịp thời. Hội phụ nữ phường cắt cử 12 cán bộ hội trực tại các nơi có bậc cầu thang lên xuống nhắc nhở người dân bỏ rác vào đúng nơi quy định".


“Tuy nhiên, chủ yếu vẫn chủ yếu là tuyên truyền, nhắc nhở. Như sáng nay, có nhóm người đi trên xe ô tô định bỏ hóa vàng xuống Hồ Tây, khi nhắc nhở họ trừng mắt nói lại và bỏ đi để đổ chỗ khác. Hồ rộng với 8 phường xung quanh, không rõ các phường khác có huy động người trực hay không, nhưng đến tầm trưa xuống hiện nhiều váng tro trôi về hướng ven hồ phường Bưởi”, bà Phan Thị Kim Anh cho biết thêm.


Theo khảo sát của phóng viên, dọc quanh hồ có rất nhiều người thả cá, nhưng chỉ có tình nguyện viên, sư thầy, công nhân vệ sinh, một số cán bộ tổ chức đoàn thể đứng trực nhắc nhở không vứt túi ni lông xuống hồ. Lực lượng chức năng hầu như không thấy để ngăn chặn, nhắc nhở, trong khi Hồ Tây trong năm 2016 đã từng xảy ra hiện tượng cá chết.


Ghi nhận của phóng viên:

Tại bậc lên xuống Hồ Tây phía đường Thanh Niên (gần chùa Trấn Quốc), khá đông người dân đến thả cả, thả hóa vàng...


Tại bậc lên xuống thuộc địa phận làng Võng, gần trưa tấp nập người dừng xe xuống thả cá...


Khi có người định thả túi tro hóa vàng, cô Bùi Thị Xuân, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 11, phường Bưởi đã nhắc nhở không đổ tro hóa vàng xuống hồ. Nhiều người có ý thức chấp hành bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng có người 'bỏ ngoài tai' cứ thả tro hóa vàng xuống hồ.


Tại phía đường Thanh Niên, nhóm thanh niên tình nguyện và Thượng tọa Thích Tịnh Giác thường trực ở bậc lên xuống xuống nhắc nhở người dân đến thả cá không thả nilong.


Túi nilon được thu gom lại để tái sử dụng, tránh gây ô nhiễm môi trường.


Tuy nhiên, vẫn có người vẫn hồn nhiên thả cả túi tro hóa vàng xuống hồ


Thượng tọa Thích Tịnh Giác (chùa Phúc Sơn, Gia Lâm) cho biết: "Tôi đã tham gia tuyên truyền hãy bảo vệ môi trường. Muốn cá sống trước hết bảo vệ môi trường sống cho cá. Tôn trọng ý nguyện của người dân, tôi chỉ lấy 1 nhúm nhỏ tro thả xuống cho họ yên tâm, còn lại xử lý theo quy định. Do đó, nhiều người hợp tác không thả tro xuống hồ".


Thượng tọa Thích Tịnh Giác cho biết: Sau 6 năm thực hiện tuyên truyền tại đây, ý thức người dân đã tiến bộ nhiều. Người dân mang xô, lọ đựng cá để thả, chỉ còn một số ít đựng cá bằng nilon, nhưng khi tuyên truyền đều gửi lại nilon cho điểm thu gom.


Một điểm người dân thả cá, thả hóa vàng tại đường ven hồ gần ngã ba đường Văn Cao nhưng không thấy bóng dáng lực lượng chức năng.


Tại Hồ Tây, trong dịp này, hệ thống sục khí ô xy hoạt động hết công suất .


Theo chị Hoa, công nhân vệ sinh môi trường trực tại bến nước Hồ Tây, làng Võng, phường Bưởi: Chỉ trong buổi sáng ngày 23 tháng Chạp, chị đã phải thu gom 4 xe rác. Người dân thả cả xuống hồ rất nhiều.


Clip Thượng tọa Thích Tịnh Giác chia sẻ về bảo vệ môi trường "Thả cá nhưng không thả nilon" tại Hồ Tây:




Clip người dân thả cá tại Hồ Tây:



Xuân Cường
Đốt vàng mã thế nào mới đúng
Đốt vàng mã thế nào mới đúng

Với quan niệm “trần sao âm vậy” nên cứ dịp gần Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội đầu năm mới, nhiều người bày tỏ lòng tri ân, cảm tạ người đã khuất bằng việc đốt hàng mã.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN