Lãng phí cầu bộ hành

Nhiều nghịch lý đang diễn ra với hàng loạt cầu bộ hành ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khiến các cầu trị giá hàng tỷ đồng đang xuống cấp nhanh chóng, cho thấy sự lãng phí trong đầu tư xây dựng

Dọc các tuyến phố Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc dài chưa đến 2 km nhưng có tới 4 cầu vượt bộ hành. Điều ngại là các cầu vượt này hàng ngày có rất ít người sử dụng, thậm chí người đi đường “thờ ơ” với sự có mặt của những cầu bộ hành, bất chấp nguy hiểm, vẫn len lỏi băng qua đường. 

Cầu vượt trên đường Đại Cồ Việt "ế" khách vị đặt tại vị trí không hợp lý.

Cầu bộ hành trên đường Đại Cồ Việt "đìu hiu" khách vào giờ tan tầm.

Chân cầu bộ hành trên đường Đại Cồ Việt thành nơi tập kết xe thùng chở rác

Khu vực chân các cầu bộ hành, nơi thì trở thành điểm tập kết xe thùng chở rác nhếch nhác, nơi thành quán nước, chợ cóc, còn mặt đường cầu thì xuất hiện rạn nứt, “ổ gà”, mái che bong tróc...  

Hệ thống mái che trên cầu bộ hành bắc qua đường Đại Cồ Việt đã xuống cấp, hỏng hóc.

Mặt đường cầu bộ hành trên phố Xã Đàn mặc dù vằng bóng người đi bộ nhưng đã bong tróc, xuất hiện "ổ gà".

Cầu bộ hành trên phố Chùa Bộc, trước cổng Học viện Ngân hàng (Hà Nội) nằm ở vị trí giao cắt ngã ba Chùa Bộc - lối ra Học viện Ngân hàng, vị trí có đèn tín hiệu giao thông, có vạch đường dành cho người đi bộ sang đường. Tại đây thường xuyên xảy ra ùn tắc, khiến tuyến đường trở nên bí bách, nhưng rất ít người sử dụng cầu bộ hành, mà thản nhiên băng qua đường giữa dòng xe mắc cửi. 

Cầu bộ hành trước cổng Học viện Ngân hàng đặt ngay vị trí có đèn tín hiệu, có phần đường dành cho người đi bộ.

Cầu vượt bộ hành trước cổng Bệnh viện Bạch Mai có đông người sử dụng nhất trong số các cầu vượt bộ hành của thủ đô, chủ yếu ra vào bệnh viện. Song dưới chân cầu, bên thì “chợ cóc” phong tỏa, bên thì hàng quán bủa vây rất mất vệ sinh. Trên cầu thì hàng rong bày bán, vứt rác bừa bãi. Chưa hết, nhiều cầu bộ hành còn trở thành nơi tụ tập của các đối tượng nghiện hút, đánh bạc hoặc “bịt” lối đi nhà dân, nếu xảy ra hoả hoạn thì khó tập kết chữa cháy… 

Chân cầu bộ hành trên đường Giải Phóng dẫn vào cổng Bệnh viện Bạch Mai bị chợ cóc bủa vây.

Nhếch nhác hàng quán dưới chân cầu bộ hành trên đường Giải Phóng, mặc dù có biển cấm.

Đường lên cầu bộ hành trên đường Giải Phóng phía phố Lê Thanh Nghị thành điểm bán hàng rong.

Chiếu nghỉ trên cầu thành nơi tránh nắng, nghỉ ngơi.

Hàng rong bán công khai trên cầu bộ hành qua đường Giải Phóng, rác vứt bừa bãi.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, cầu vượt bộ hành nối liền giữa 2 khu nhà Bệnh viện Ung Bướu cao, dốc, khiến nhiều người nhà có bệnh nhân bị ung thư xương, đi xe đẩy, khó khan leo lên cầu…

Mặc dù có cầu bộ hành, nhưng nhiều người dân vẫn chọn cách băng sang đường tại cầu bộ hành trước cổng Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh.

Các cơ quan chức năng khẳng định việc xác định vị trí của các cầu bộ hành đều được nghiên cứu kỹ, nhưng khi đưa vào sử dụng đã không khuyến khích người đi bộ sử dụng. Nếu phải tháo dỡ, di dời sẽ gây lãng phí. Còn theo Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, để phát huy hiệu quả, cầu vượt bộ hành cần phải đặt đúng vị trí, nơi người dân có nhu cầu thực sự. Việc xây lắp và thiết kế cầu bộ hành hiện nay thường đường đặt vào những vị chí dễ xây dựng, không phải giải phóng mặt bằng nhiều. Đây là lý do khiến những cầu bộ hành hiện nay không hiệu quả.

Cầu bộ hành trên phố Giảng Võ đặt tại vị trí không hợp lý, vắng người sử dụng và che hết lối đi nhà dân.

Quan sát hơn 2 tiếng vào giờ tan tầm, không một bóng người qua cầu bộ hành trên đường Láng Hạ, nhưng hàng đoàn người vẫn băng qua đường.

Thêm vào đó, quy định xử lý người đi bộ vi phạm luật giao thông tại các vị trí có cầu vượt chưa quyết liệt, cũng dẫn đến tình trạng nhờn luật.

Phóng viên Báo Tin Tức trực tiếp ghi nhận những bất cập, lãng phí của cầu bộ hành tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.


Đăng Sơn (Tiến Hiếu) - Hoàng Tuyết
Sẽ xây dựng 7 cây cầu bộ hành trong năm 2014

Theo Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, sẽ có ít nhất 7 vị trí cần xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ được triển khai trong năm 2014.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN