Giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số

Với phương châm “Cho cần câu hơn cho xâu cá”, bên cạnh việc thực hiện các chính sách giảm nghèo chung của cả nước, Quảng Ninh đã lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo.

Khơi dậy tính tự lực đối với người nghèo, xã nghèo vươn lên là cách để giảm nghèo bền vững được Quảng Ninh triển khai trong những năm qua. 


Với phương châm “Cho cần câu hơn cho xâu cá”, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo chung của cả nước, tỉnh đã lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo. Nhờ đó, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh ngày càng khởi sắc, đời sống ngày càng được cải thiện, hạ tầng cơ sở được đầu tư...


Thống kê theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tổng số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn các thôn, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh là trên 9.600 hộ, chiếm 64,57% tổng số hộ dân trên địa bàn. 


Do đó, gia đoạn này Quảng Ninh sẽ tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo cao. 


Cụ thể, dự án 135, giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí khái toán đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK trên 1.700 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn vốn được huy động từ ngân sách trung ương, của tỉnh, tỉnh cũng tập trung huy động nguồn lực xã hội để các xã, thôn ĐBKK từng bước xây dựng và hoàn thiện các công trình hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống văn hoá, xã hội của người dân. Phấn đầu đưa 100% các thôn, xã ĐBKK của tỉnh ra khỏi diện ĐBKK vào năm 2020.


Dưới đây là một số hình ảnh về đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh.


Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn.


Hỗ trợ con giống cho đồng bào.


Xây dựng hệ thống thuỷ lợi để phát triển sản xuất.


Hỗ trợ máy nông cụ cho bà con.


Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em.


Đầu tư xây dựng nhà văn hoá thôn bản.


Khuyến khích đồng bào trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.


Phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc bản địa.


Bài và ảnh: Minh Đức
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN