11 câu chuyện giả mạo về bầu cử Mỹ nóng nhất Facebook

Thông tin từ các nguồn giả mạo về bầu cử Mỹ đã thu hút nhiều lượt chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội Facebook, thậm chí lấn át các thông tin chính thống.

Sử dụng dữ liệu tờ Buzzsumo, Business Insider xếp hạng 11 câu chuyện giả mạo vô lý nhất dựa trên "Facebook engagement" - một sự kết hợp của số người click, bình luận và chia sẻ và những người có xem video hoặc có click vào liên kết hay hình ảnh được đăng lên Facebook.

1. Tổng thống Mỹ Barack Obama ký lệnh cấm lời thề trung thành trong các trường học trên toàn quốc.

Thông tin này đạt tới 2,2 triệu lượt tương tác, xuất phát từ abcnews.com.co. Theo Snopes, đây thực chất là một “trò chơi khăm”.

2. Tổng thống Mỹ Obama cắt giảm 2,6 tỷ USD từ chương trình cựu chiến binh để ủng hộ người tị nạn Syria tại Mỹ

Lại một thông tin gian dối nữa về Tổng thống Obama, lần này đạt 1,7 triệu lượt tương tác. Thông tin có nguồn từ trang endingthefed.com. Thực tế con số 2,6 tỷ USD là khoản thiếu hụt ngân sách được Bộ Cựu chiến binh báo cáo năm 2015. Tin tức này đã được gỡ xuống.

3. Giáo hoàng Francis ủng hộ ông Donald Trump làm Tổng thống.

Đây thực sự là tin tức gây sốc với 961.300 lượt tương tác, cũng bắt nguồn từ trang endingthefed.com. Chẳng có mảy may gì là sự thật nào trong tin này, xuất phát từ website giả tưởng WTOE 5. Cả endingthefed và WTOE 5 đều đã gỡ bỏ tin này.

4. Ireland chính thức chấp nhận người tị nạn từ nước Mỹ.


Lượt tương tác: 817.900

Nguồn gốc: winningdemocrats.com

5. WikiLeaks xác nhận bà Hillary Clinton bán vũ khí cho ISIS.

Lượt tương tác: 789.500

Nguồn gốc: thepoliticalinsider.com

Một số người dùng mạng xã hội đã đăng tải một trong các email của WikiLeaks từ “The Podesta Emails” khẳng định bà Clinton bán vũ khí cho IS. Các email này gồm nhiều tập tin chứa các cuộc nói chuyện của Giám đốc chiến dịch John Podesta của bà Clinton. Rất ít người đọc nội dung trực tiếp từ WikiLeaks.

6. Bà Hillary Clinton muốn thấy ông Trump tranh cử Tổng thống.

Đây là một trong những câu trích giả mạo xuất hiện trong bài báo của website therightists.com, thông tin đạt những 507.200 lượt tương tác.

7. Ông Trump giành đa số phiếu phổ thông.

Thực tế là bà Hillary Clinton mới là người thắng phiếu phổ thông, tin này có 481.100 lượt tương tác.

8. Ông Mike Pence: "Michelle Obama là Đệ nhất Phu nhân tầm thường nhất mà chúng ta có".


Một câu nói hoàn toàn giả mạo từ nguồn usanewflash.com nhận được 352.600 lượt xem, thích và chia sẻ.

9. Ru Paul tố cáo Trump sàm sỡ trong bữa tiệc năm 1995.

Bài báo giả viết rằng RuPaul, một người thích giả gái nổi tiếng, đã tố ông Trump sờ soạng.
Lượt tương tác: 301.000
Nguồn gốc: worldnewsdailyreport.com

10. Quỹ Clinton trả 375.000 USD cho hãng luật Khizr Khan.

Tin sai sự thật này dựa vào lá thư giả mạo từ Wells Fargo, “thông báo cho hãng luật Kazoo rằng Quỹ Clinton ký gửi 375.000 USD vào tài khoản của họ”. Bắt nguồn từ trang govt.slaves.info, lượt tương tác trên Facebook của tin này đạt 268.600.

11. Sarah Palin cấm Hồi giáo nhập vào Bristol Palin (con gái bà).

Các tuyên bố về nữ chính trị gia đảng Cộng hòa Sarah Palin được bịa đặt dựa trên phát ngôn của ông Donald Trump rằng Mỹ nên cấm người đạo Hồi giáo nhập cảnh vào nước này. Thông tin này đạt 90.300 lượt tương tác trên Facebook, xuất phát từ  nationalreport.com.

Trần Minh (Theo B.I)
Sự "phấn khích hơi quá mức" ở Nga sau khi ông Trump đắc cử
Sự "phấn khích hơi quá mức" ở Nga sau khi ông Trump đắc cử

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSR), ông Alexei Kudrin nói rằng ở Nga vẫn "hơi phấn khích quá mức" liên quan đến việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN