Công nghệ thuộc da thân thiện hơn với môi trường

Ấn Độ vừa công bố công nghệ mang tính đột phá là không cần nước trong quá trình xử lý da.

Công nghệ thuộc da hiện hành tại Ấn Độ gây ra nhiều mối nguy hại tới môi trường.

Viện Nghiên cứu da trung ương của Ấn Độ (CLRI) công bố công nghệ thuộc da này có thể sẽ cứu được những con sông khỏi bị ô nhiễm do nước thải thuộc da có chứa các chất crom và sulphate độc hại hòa trong hơn 170 triệu lít nước mỗi ngày.

CLRI, thuộc Hội đồng Nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIR), đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế công nghệ nói trên năm 2014. Giờ đây, viện này đã có một “sản phẩm” và một “quy trình” thuộc da không cần nước và muối, qua đó sẽ giúp tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường.

Giám đốc CSIR-CLRI B. Chandrasekaran cho hay, cần đến khoảng 50 lít nước để xử lý 1 kg da thú. Đây là lượng nước cần thiết để rửa lượng muối mà các thợ thuộc da sử dụng trong giai đoạn ban đầu nhằm bảo quản da và lượng nước thải sau xử lý này là độc hại.

Công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của CLRI sử dụng phương pháp thuộc da trống thông thường thay vì sử dụng vôi nước cùng với các chất phụ gia. Điều này giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu chất thải rắn từ vôi và các hóa chất khác. Ông Chandrasekaran nói rằng công nghệ này giúp giảm khoảng 90-95% lượng nước thải.

Hiện nhiều công ty thuộc da trên khắp thế giới đang tiếp cận CLRI để mua công nghệ trên.

TTXVN/Tin Tức
Ấn Độ quyết liệt đem nước sông xa dập hạn gần
Ấn Độ quyết liệt đem nước sông xa dập hạn gần

Chính phủ Ấn Độ đang bắt tay triển khai dự án chuyển hướng dòng chảy của các con sông ở quốc gia này nhằm giải quyết tình trạng hạn hán đang diễn ra nghiêm trọng trên nhiều khu vực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN